Hóa ra, suốt 7 tháng nay anh đang chăm sóc con của gã đàn ông khác. Về đến nhà, anh thu dọn toàn bộ đồ đạc của Hân rồi đuổi Hân ra khỏi nhà. Ban đầu Hân kêu la, khóc lóc trách mắng anh phụ bạc, sau đó lôi đứa bé trong bụng ra uy hiếp.
Thuận yêu Hằng, nhưng dù có yêu thương thế nào thì cuộc sống vợ chồng không thể sống mãi với nhau mà không có con cái, đằng này Thuận lại là cháu đích tôn trong dòng họ, lấy vợ gần 5 năm mà chưa có con thì không một ai có thể chấp nhận. Đã bao lần Thuận đau đầu nhức óc mỗi lần ông bà, cha mẹ, họ hàng nhắc đến chuyện con cái. Bản thân hai vợ chồng anh lúc nào cũng mong mỏi có một mụn con dù trai hay gái, nhưng cái số đen đủi ập xuống đầu vợ chồng anh thì biết làm thế nào.
Ban đầu hai vợ chồng anh tính kế hoạch 2 năm rồi sinh em bé, thế nhưng 2 năm đã qua, đến lúc hai vợ chồng tính đến chuyện sinh con thì mong ngóng mãi không có tin mừng, cả Thuận và Hằng đều lo lắng, hai người đưa nhau tới bệnh viện khám thì các bác sĩ cho hay, buồng trứng của Hằng yếu nên khó có con, nếu chưa tìm được môi trường tốt thì khả năng có con là ít, đành phải tùy thuộc phải số thôi. Nói như vậy không có nghĩa là khẳng định Hằng vô sinh, nên hai vợ chồng đành nuôi hi vọng đi khám chữa ở nơi khác.
Thuận dành nhiều thời gian để tìm chỗ khám chữa bệnh cho vợ, nhưng ở nơi nào bác sĩ cũng chẩn đoán như nhau. Kết luận là “chị nhà không phải vô sinh, chỉ là buồng trứng yếu, cần chờ đợi”. Chời đợi ư? Chờ đến bao giờ. Vì yêu Hằng nên Thuận đã cố gắng an ủi, động viên vợ suốt nhiều năm trời ,ặc cho những lời đay nghiến của gia đình. Ở đời đâu dễ có người đàn ông như vậy.
Ấy thế mà bước sang năm thứ 5 sau khi kết hôn, Hằng đành chấp nhận để chồng có bồ bên ngoài. Hằng biết, Thuận qua lại với một vài cô gái khác chỉ vì áp lực, vì chán chường khi bị gia đình thúc ép chuyện con cái chứ không phải vì anh hết yêu cô, thế nên đôi khi Hằng chỉ biết khóc và trách bản thân mình chứ không dám trách chồng.
Cho đến một ngày Thuận dẫn một cô gái trẻ về nhà và tuyên bố “Đây là Hân, từ nay Hân sẽ sống trong nhà mình. Cô ấy đang mang trong người giọt máu của con. Cô ấy không cần danh phận gì nên cả nhà không cần nói gì thêm”. Lúc ấy người vui nhất, mừng nhất là mẹ chồng Hằng. Bà đon đả dắt tay cô “con dâu” mới vào nhà, còn Thuận mặt lạnh băng, không nói thêm gì chỉ thở dài, bố chồng Hằng hắng giọng, hỏi lớn “Thế hai đứa đã bàn bạc nhau chưa, hay đây là chủ định của một mình thằng Thuận, nhà này không chấp nhận chung chạ, không thể dắt gái vè nhà ở cho xong. Phải giải quyết, hoặc là thằng Thuận dắt con bé kia ra ngoài mà ở, hoặc là phải cho nó một danh phận, ly hôn đi rồi cưới…”. Câu nói của bố chồng Hằng khiến cô chết lặng, tưởng đâu ông đang bênh vực con dâu, ai ngờ chỉ là cái cớ để ép Thuận ly hôn.
Thuận trả lời như kẻ mất hôn “Không đời nào có chuyện ly hôn ở đây. Vợ là vợ, Hân là Hân. Con gây chuyện con phải chịu trách nhiệm, nhưng Hằng không có lỗi, con đã cưới cô ấy về nghãi là sẽ có trách nhiệm với cô ấy hết một đời”. Thấy chồng nói vậy Hằng không thể nói nổi lời nào, trách chồng vì chồng rước bồ về nhà hay phải cảm ơn vì chồng không ruồng bỏ cô?
Những tháng ngày sau Hằng sống như cái xác không hồn, Một chiếc giường nay chia 3, chồng cô nằm giữa, cô và Hân nằm hai bên. Hằng biết, kể từ đây cuộc đời mình sẽ gặp nhiều sóng gió, phải gắng gượng để vượt qua. Thế nhưng “cây muốn lặng, gió chẳng ngừng”, ỷ lại có cái thai nên cô bồ của chồng Hằng luôn gây khó dễ, ức hiếp Hằng.
Cái gì cô ta cũng muốn tranh cướp với Hằng, từ miếng ăn, cho đến chỗ ngủ. Có hôm Hân kêu khó ở trong người, không muốn ngủ cùng người lạ, rồi kêu đau âm ỉ, muốn nằm thoải mái nên yêu cầu Hằng dọn ra chỗ khác ngủ, ban đầu Thuận không đồng ý thế nhưng vì cô ta kêu quá nhiều, mẹ chồng Hằng biết bênh vực ‘dâu mới’ nên ép Hằng chuyển lên phòng trống tầng trên ngủ.
Hằng không muốn làm mọi chuyện tồi tệ hơn nên chấp nhận, kể từ đó phòng ngủ của cô giờ thành phòng riêng của bồ nhí chồng. Đêm nào Hằng cũng khóc, nhìn Hằng gầy đi, ốm đi, nhợt nhạt Thuận không biết làm thế nào. Anh đi tối ngày, thậm chí tình nguyện đi công tác xa để tránh cảnh ở giữa bên vợ bên người tình.
Chồng không có nhà Hằng chẳng khác nào người thừa, hay thậm chí còn là đứa giúp việc không công trong nhà cho mẹ chồng, cho cô bồ ‘bất đắc dĩ’ của chồng. Cô chỉ mong mau đứa bé mau chóng sinh ra để giải quyết, chấm dứt cảnh chung chạ này như lời Thuận nói “Anh không muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe Hân, cô ấy mà ốm thì đứa bé cũng không tốt. Đợi Hân sinh con xong, anh sẽ bồi thường cho cô ấy một khoản tiền, chúng anh đã nói rõ từ đầu. Vì vốn dĩ anh không yêu Hân, chỉ là trót qua đường, và anh cũng đang cần một đứa con, gia đình mình sẽ yên ổn nếu có đứa trẻ, em sẽ vẫn là em, là vợ anh, và cố gắng làm mẹ đứa trẻ sau này”. Hằng tin chồng, nên cố chấp nhận, cố chịu đựng.
Ai ngờ, trong một lần to tiếng, Hân nói rõ với Hằng “Chị nghĩ tôi vào đây chỉ đợi ngày đẻ rồi cầm ít tiền đi sao, chị khờ vậy. Đợi con tôi sinh ra đời, chị sẽ phải là người ra đi, đồ đàn bà không biết đẻ”. Hằng lã chã nước mắt, chạy vội vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo. Sau ngày hôm đó Hằng ốm vật vã, mặt xanh xao, ăn gì cũng nôn, cô đành đến gặp bác sĩ. Hóa ra, đó lại là tin vui, bác sĩ nói cô đã có thai, nước mắt hằng rơi như mưa. Vậy là cô đã có con, cô cũng sẽ có con.
Hằng gọi điện báo tin cho Thuận, ngay trong đêm hôm đó Thuận bắt chuyến bay sớm nhất. Về đến nhà anh ôm vợ khóc nức nở. Anh mừng vì đây mới là điều anh mơ ước suốt nhiều năm. Chỉ có Hân là hậm hực, đứng ôm bụng kêu la. Từ ngày Hằng có bầu Thuận chăm chỉ về nhà, anh mua thêm chiếc giường khác đặt trong phòng rồi dọn đồ cho Hằng quay lại ngủ, ít khi ngó ngàng đến Hân.
[poll3]1421[/poll3]
Hóa ra, suốt 7 tháng nay anh đang chăm sóc con của gã đàn ông khác. Về đến nhà, anh thu dọn toàn bộ đồ đạc của Hân rồi đuổi Hân ra khỏi nhà. Ban đầu Hân kêu la, khóc lóc trách mắng anh phụ bạc, sau đó lôi đứa bé trong bụng ra uy hiếp, mẹ Thuận vì thương đứa nhỏ trong bụng nên cố bênh vực Hân, cho đến khi Thuận nói rõ lý do, chính mẹ Thuận là người dắt tay Hân ra khỏi nhà. Sau hôm đó, cuộc sống của Hằng bình yên hơn bao giờ hết.
THU TRANG (Hải Phòng)