Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ sinh mắc Whitmore tại Thanh Hóa đã tử vong

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Sau nhiều ngày được điều trị tích cực nhưng do diễn biến bệnh quá nặng, nữ sinh mắc Whitmore tại Thanh Hóa đã tử vong.

Thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, ngày 19/9, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, nữ bệnh nhân (SN 2008, trú tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) mắc bệnh Whitmore tử vong dù được các bác sĩ tích cực chăm sóc, chữa trị.

Theo đánh giá của bác sĩ, bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy gan, suy thận, có bệnh lý kèm theo là tiểu đường và béo phì.

Nữ sinh mắc bệnh Whitmore đã tử vong sau 1 thời gian tích cực điều trị. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Sau đó, bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, điều trị kháng sinh, điều chỉnh đường huyết. Tuy nhiên, diễn biến bệnh nhân ngày càng nặng và đến chiều ngày 17/9 đã tử vong.

Trước đó, theo VnExpress, vào cuối tháng 8, bệnh nhi này xuất hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân (giảm 7 kg trong vòng 10 ngày) nhưng gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Đến ngày 1/9, tình trạng không tiến triển, em được người thân đưa đến kiểm tra tại một phòng khám trên địa bàn xã Tiên Trang, lấy thuốc theo đơn chữa bệnh tại nhà.

Ba ngày sau, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, nguy kịch.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Ảnh: Aljazeera

Bệnh viện làm xét nghiệm cấy máu, kết quả cho thấy nữ sinh nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, gây bệnh Whitmore. Em được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết song sức khỏe không cải thiện.

Ngoài mắc vi khuẩn trên, nữ sinh còn bị tiểu đường và béo phì.

Theo khai thác của cơ quan y tế, trong 30 ngày qua, bệnh nhân không đi khỏi địa phương, ở cùng gia đình, gồm bố mẹ và anh trai tại xã Tiên Trang. Nguồn nước sinh hoạt của hộ dân này được lấy từ giếng khoan.

Gia đình ở khu nhà khép kín, không chăn nuôi, không làm nông nghiệp nên chưa rõ nguy cơ tiếp xúc với môi trường gây bệnh liên quan đến vi khuẩn Whitmore, trên cơ thể bệnh nhân cũng không phát hiện các vết trầy xước da.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật