Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ phó giáo sư đại học bị tố cáo có hành vi bạo hành, bóc lột sinh viên

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Một nữ phó giáo sư đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã bị giáng chức và cấm dạy kèm sau khi nhiều sinh viên tố bà đối xử với họ như nô lệ.

Tờ South China Morning Post ngày 1/5 đưa tin bà Zheng Feng, phó giáo sư tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh (Trung Quốc), trở thành tâm điểm của sự phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc, sau khi thư ngỏ từ 15 sinh viên đề cập đến việc bị giảng viên bóc lột.

Theo nội dung thư dài 23 trang, được đăng ngày 9/4, bà Zheng trong quá trình giảng dạy đã đưa rất ít hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên. Thay vào đó, bà ép sinh viên giúp bà mua đồ ăn sáng, dọn nhà, nhận hàng, lái xe cho bạn bè, gia đình và thi hộ con gái, thay vì hướng dẫn nghiên cứu. Sinh viên còn bị ép làm trong phòng thí nghiệm hơn 10 giờ mỗi ngày, kể cả vào kỳ nghỉ.

Ngoài ra, bà còn giữ tiền lương thực tập, đe dọa loại sinh viên khỏi dự án nghiên cứu và hoãn tốt nghiệp nếu phàn nàn.

Trường Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: BUPT.

“Cô Zheng Feng đối xử với chúng tôi như nô lệ. Nhiều việc không liên quan đến nghiên cứu đang chiếm thời gian của chúng tôi, cùng vô số lời lăng mạ và lạm dụng”, thư ngỏ có đoạn.

Bức thư đề cập nhiều sinh viên của bà được chẩn đoán gặp vấn đề tâm thần, bao gồm lo âu và trầm cảm. Vụ việc nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. 

"Tôi cũng có trải nghiệm tương tự. Mặc dù tôi đã tốt nghiệp được gần một năm nhưng đọc được điều này khiến tôi cảm thấy buồn nôn'', một người dùng viết.

 Một người khác nói: ''Giáo sư có quá nhiều quyền lực. Khi nào điều này sẽ thay đổi?''.

Sau khi bức thư lan truyền rộng rãi, lãnh đạo Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh đã giáng chức Zheng xuống làm giảng viên, hủy tư cách hướng dẫn nghiên cứu. Trường cũng cho biết sẽ hỗ trợ những sinh viên bị ảnh hưởng.

Theo South China Morning Post, tại phần lớn cơ sở giáo dục đại học ở Trung Quốc, giáo viên dạy kèm trực tiếp đánh giá điểm của sinh viên tốt nghiệp, từ đó có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tốt nghiệp. Điều này có thể tạo ra những nguy cơ giáo viên lạm quyền.

Trước đây, một số giáo sư ở Trung Quốc vướng lùm xùm tương tự, khi bị cáo buộc bóc lột sinh viên và coi họ như trợ lý riêng. Vào hồi tháng 1, Đại học Nông nghiệp Hoa Trung ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã sa thải giáo sư Huang Feiruo, sau khi 11 sinh viên và nghiên cứu sinh tố ông gian lận học thuật và bóc lột.

Tin nổi bật