Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Novaland ra thông báo dừng chuyển nhượng hơn 2.900 tỷ đồng vốn góp đầu tư KDL suối nước nóng Bình Châu

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa - Novaland (mã: NVL) vừa thông báo Nghị quyết HĐQT về việc chấm dứt chuyển nhận chuyển nhượng phần vốn góp gần 2.860 tỷ đồng tại Công ty TNHH Vũng Tàu Investment.

Theo Tạp chí Đầu Tư Tài Chính, Novaland đã công bố nghị quyết HĐQT về việc chấm dứt việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Vũng Tàu Investment (chiếm 99,9999% vốn điều lệ doanh nghiệp này).

Đồng thời Novaland cũng chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trên.

Trước đó, vào tháng 1/2022, HĐQT Novaland từng ra quyết định thông qua việc nhận chuyển nhượng vốn góp trị giá gần 2.860 tỷ đồng tại Vũng Tàu Investment. Hợp đồng chuyển nhượng cũng đã được ký kết vào ngày 20/1/2022. 

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Vũng Tàu Investment được thành lập từ tháng 11/2017, lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh bất động sản với tên gọi ban đầu là CTCP Nova Investment.

Novaland ra thông báo dừng chuyển nhượng hơn 2.900 tỷ đồng vốn góp đầu tư KDL suối nước nóng Bình Châu

Các cổ đông sáng lập của doanh nghiệp thời điểm mới thành lập gồm CTCP NovaGroup (99,98%), ông Bùi Đạt Chương (0,1%) và bà Phạm Thị Cúc (0,1%). Hai cá nhân được nhắc đến là em ruột và em dâu của ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Novaland.

Người đại diện kiêm Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp thời điểm đó là bà Huỳnh Phương Thảo - SN 1966 (vợ ông Chương).

Đến tháng 5/2021, Nova Investment đổi tên thành CTCP Vũng Tàu Investment. Lúc này, người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT là ông Lê Thanh Liêm (SN 1959) - một cá nhân có liên quan đến nhiều thương vụ M&A của Novaland.

Sau đó 1 tháng (6/2021), vốn điều lệ của Vũng Tàu Investment tăng gần 30 lần từ 20 tỷ đồng lên 605 tỷ đồng.

Đến ngày 12/1/2022, công ty nãy đã chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn điều lệ tăng 4,73 lần lên mức 2.860 tỷ đồng, trong đó ông Liêm nắm 99,999%. Số vốn góp gần 2.860 tỷ đồng của ông Liêm đúng bằng phần vốn góp mà Novaland có kế hoạch nhận chuyển nhượng.

Về tình hình kinh doanh, Novaland vừa kết thúc quý I với kết quả "kém vui" khi lỗ sau thuế 410 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên Novaland thua lỗ kể từ khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán năm 2016.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của tập đoàn địa ốc này đạt hơn 256.194 tỷ đồng, tương đương với cuối năm ngoái. Trong đó, giá trị hàng tồn kho ghi nhận gần 137.000 tỷ đồng và 91% tổng hàng tồn kho là giá trị quỹ đất cùng các dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Năm 2023, Novaland lên kế hoạch doanh thu thuần 9.531 tỷ đồng, giảm 14,5%; lợi nhuận sau thuế đạt 214 tỷ đồng, giảm hơn 90% so với thực hiện năm trước.

Theo kế hoạch, trong năm 2023, Novaland sẽ tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện hàng loạt dự án ở nhiều tỉnh, thành. Cụ thể, tại thị trường TP. HCM là các dự án The Grand Manhattan (quận 1); Victoria, Palm A (TP Thủ Đức); Sunrise Riverside (huyện Nhà Bè).

Ở thị trường Đồng Nai là các phân khu 2, 3, 4 của dự án Aqua City. Ngoài ra, danh mục dự án tiếp tục triển khai còn có NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận) và NovaWorld Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tại ĐHĐCĐ diễn ra mới đây, ông Ng Tech Yow, Tổng giám đốc Novaland chia sẻ rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức, từ cuối năm 2022, Novaland đã phối hợp với các đối tác chuyên nghiệp, uy tín, các chuyên gia trong nước và các đơn vị tư vấn hàng đầu như YKVN, Deloitte, E&Y Parthenon, KPMG… để nỗ lực thực hiện tái cấu trúc toàn diện với những kế hoạch cụ thể, giãn hoãn, bán tài sản giảm nợ, chuyển nợ thành cổ phần, thành tài sản, kiểm soát nguồn tiền…

Riêng trong năm 2023, Novaland cũng đề ra những kế hoạch cụ thể về hoạt động phát triển xây dựng dự án, sắp xếp lại ưu tiên cho những công trình sắp hoàn thiện để tiếp tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng; chọn những dự án tốt có khả năng thanh khoản cao, đẩy nhanh các bước hoàn thiện pháp lý để kịp thời đáp ứng khi thị trường hồi phục.

Ngoài ra, Novaland đang tiếp tục rà soát các quỹ đất, thoái vốn các quỹ đất chưa được ưu tiên phát triển để giảm nợ và thương lượng, đàm phán thu xếp vốn cổ đông cho các dự án sẽ phát triển trong thời gian tới, theo Nhịp sống thị trường.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật