Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nóng" buôn lậu xăng dầu trên biển: Những "ông trùm" giấu mặt

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hàng loạt vụ buôn lậu xăng, dầu được phát hiện thời gian qua không khỏi khiến dư luận choáng váng bởi quy mô, khối lượng khổng lồ và những thủ đoạn tinh vi

(ĐSPL) - Hàng loạt vụ buôn lậu xăng, dầu được phát hiện thời gian qua không khỏi khiến dư luận choáng váng bởi quy mô khổng lồ và thủ đoạn tinh vi. Nhiều chuyên gia cho hay, lợi nhuận từ buôn lậu xăng dầu chẳng khác ma tuý nên các con buôn tung hàng trăm kế tinh vi qua mặt cơ quan chức năng.

Thủ đoạn tinh vi

Theo nhận định của các chuyên gia, trước đây, buôn lậu xăng dầu 100\% là vận chuyển lậu từ trong nước sang nước khác do giá xăng dầu ở Việt Nam thấp hơn. Gần đây, bắt đầu có xu hướng ngược lại, các đối tượng buôn lậu đưa ngược xăng dầu trở lại qua Việt Nam, chủ yếu bằng đường biển.

Một tàu biển bị phát hiện chở dầu do không đủ giấy tờ hợp pháp vào tháng 9.

Các đối tượng buôn lậu thường sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi như: Các chủ đầu nậu thường không trực tiếp thực hiện hành vi buôn lậu mà chỉ gián tiếp thông qua thuyền trưởng, người áp tải hàng hoặc công ty trung gian. Tiến hành mua xăng dầu ngoài biển sau đó neo đậu ở vùng biển giáp ranh rồi lợi dụng đêm tối chuyển tải lên các tàu nhỏ vào bờ hay chuẩn bị các bộ hồ sơ để hợp thức hóa, đối phó với các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, những đối tượng này trang bị các phương tiện liên lạc hiện đại để khi bị động sẽ thông báo cho nhau lẩn trốn cũng như giả danh tàu đánh cá để thực hiện hành vi buôn lậu xăng dầu. Hành vi phạm tội của những đối tượng này không chỉ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tiêu thụ xăng dầu, gây lũng đoạn thị trường giá cả trong nước và tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch hiệp hội Xăng dầu cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, buôn lậu xăng dầu qua biên giới, đặc biệt trên biển. Tình hình nghiêm trọng tới mức, Hiệp hội đã có văn bản gửi Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tình trạng buôn lậu xăng dầu bùng phát như vậy và diễn ra trên diện rộng là do giá dầu diesel trong nước đã quá cao so với giá dầu diesel ở các nước xung quanh dẫn đến hành vi nhập lậu ngược trở lại Việt Nam để kiếm lời.

"Buôn lậu xăng dầu gia tăng do chênh lệch giá quá lớn, từ 3.000 đồng - 5.000 đồng/lít dầu diesel bán tại thị trường nội địa. Chỉ tính riêng tỉnh Kiên Giang, theo thông tin từ các doanh nghiệp xăng dầu, lượng xăng dầu cho đánh bắt hải sản khoảng 250.000m3/năm. Nay lượng xăng dầu này hoàn toàn tiêu thụ từ nguồn nhập lậu trên biển. Riêng khoản xăng dầu lậu này đã gây thất thu cho ngân sách khoảng 1.200 tỉ đồng/năm", đại diện hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết.

Tại tỉnh Kiên Giang, tình hình buôn lậu xăng dầu đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là khu vực trên biển. Hoạt động của những đối tượng buôn lậu có tổ chức, kết nối thành đường dây khá chặt chẽ, theo từng mắt xích, bao gồm cả đối tượng trong và ngoài nước. Sau khi "tia" được mức giá chênh lệch, các đường dây lập tức hoạt động với sự phân công mỗi người một công đoạn.

Các đối tượng ở nước ngoài phụ trách nguồn cung hàng, còn các đối tượng ở Việt Nam sẽ tìm kiếm mối tiêu thụ, chủ yếu là các tàu, đội tàu đánh bắt hải sản. Khi hai bên thỏa thuận về giá cả, số lượng, các đối tượng này sẽ ấn định địa điểm giao hàng, thường ở những khu vực giáp ranh giữa các nước (phao số 0) nhằm sẵn sàng đối phó với các cơ quan chức năng khi xảy ra "sự cố".

Hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ đều mua dầu lậu bởi họ vừa tiết giảm được chi phí, lại có thể tăng được thời gian của chuyến đi biển.

Tại buổi làm việc với Tổng cục Hải quan mới đây, Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (bộ Công an) cho biết, qua phá vụ buôn lậu 1.692 tấn xăng dầu của công ty Hoàng Sơn trên vùng biển Thanh Hóa cho thấy tình trạng buôn lậu xăng dầu hết sức phức tạp.

Theo ông Lực, khi bị bắt giữ, đối tượng khai lập doanh nghiệp ở Trung Quốc để kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất. Nhưng khi hàng vào vùng biển Việt Nam là bán luôn. "Các đối tượng khai đã bán mấy chục chuyến tàu như vậy tại vùng biển Thanh Hóa với tổng giá trị 19 triệu USD. Riêng tiền thuế trốn được cũng cả chục triệu USD", ông Lực cho biết.

Giảm giá để chống buôn lậu

Một vị chuyên gia thuộc hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam phân tích: Các đơn vị nước ngoài muốn xuất xăng dầu vào Việt Nam không chỉ phải đóng thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn phải trích vào quỹ bình ổn. Do vậy nên các tàu nước ngoài thường lựa chọn cách xuất lậu để trốn mức thuế "khủng" đó.

Trước thực trạng bùng phát nạn buôn lậu xăng dầu trên biển, chuyên gia kinh tế Vũ Đình ánh cho rằng: Thay vì làm các kiến nghị khẩn cấp tới cấp này, cấp kia đề nghị tăng cường lực lượng chống buôn lậu, hiệp hội Xăng dầu nên đề nghị các công ty nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước tiếp tục giảm giá dầu diesel và các loại giá xăng, dầu khác nếu còn quá chênh với giá xăng, dầu trong khu vực, giảm bớt lợi nhuận đi thì sẽ đảm bảo không còn tình trạng buôn lậu mà các thành viên của hiệp hội này vẫn bán được hàng.

Còn nếu tiếp tục để mức giá quá chênh lệch, thậm chí Petrolimex còn đề nghị tăng chi phí định mức, nếu được duyệt, giá xăng dầu lại tăng lên... thì không thể trách được tại sao, ở hầu hết các địa phương có biển, người dân đổ xô đi mua hàng lậu.

Đề xuất giảm giá xăng dầu của chuyên gia kinh tế của Vũ Đình ánh không phải là không có cơ sở. Bởi trước đây, do giá xăng dầu trong nước rẻ hơn một số quốc gia bên cạnh, tình trạng buôn lậu xăng dầu đã "chảy" ồ ạt sang các quốc gia láng giềng để hưởng chênh lệch giá.

Khi đó, Việt Nam đã có biện pháp chống buôn lậu hiệu quả là tăng giá xăng dầu trong nước để không quá chênh lệch với các quốc gia bên cạnh. Giới buôn lậu mặc nhiên hết "cửa" làm ăn. Nay xăng dầu trong nước quá chênh lệch với các nước láng giềng theo hướng cao hơn. Biện pháp điều chỉnh giá xăng dầu để chống buôn lậu cũng cần coi là biện pháp hiệu quả mà chúng ta vẫn làm. Nhưng lần này, chúng ta cần làm là điều chỉnh theo hướng giảm.

Sử dụng hoá đơn quay vòng, "làm xiếc" với cơ quan chức năng

Phó Cục trưởng cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, lực lượng hải quan đã phát hiện, xử lý ba trường hợp buôn bán xăng dầu lậu.

Ngày 19/8, Cục vừa ký quyết định khởi tố một trường hợp ở miền Trung về hành vi kinh doanh xăng dầu lậu. Mặc dù số tiền chỉ 2 tỉ đồng nhưng những đối tượng này hết sức tinh vi, cố tình sử dụng hóa đơn quay vòng (sử dụng bộ hồ sơ từ năm 2013) nhằm đối phó cơ quan chức năng khiến cho việc chứng minh hành vi vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Tin nổi bật