Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nóng: Bổ sung nhiều đối tượng được nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

(DS&PL) -

Việc chi trả gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó do Covid-19 có thêm những tín hiệu thuận lợi khi Thủ tướng ban hành quy định mới sửa đổi Nghị quyết 68.

Nóng: Bổ sung nhiều đối tượng được nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng.


Việc chi trả gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó do Covid-19 có thêm những tín hiệu thuận lợi khi Thủ tướng ban hành quy định mới sửa đổi Nghị quyết 68.


Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Quyết định 33/2021/QĐ-TTg nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Công tác chi trả hỗ trợ tới người dân tại Vĩnh Long.


Quyết định 33 nêu rõ, người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 1/2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 10% (trước đây là 15%) số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 1/2021.


Với thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, Quyết định 33 đã đa dạng hóa hình thức thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.


Quy định đã bổ sung, sửa đổi các điều kiện để được nhận hỗ trợ. Cụ thể, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động.


Về nhóm đối tượng nhận hỗ trợ, Quyết định 33 đã quy định thêm đối tượng là người cao tuổi, người khuyết tật trong thời gian điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế, với mức hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/người.


Quyết định 33 đã bỏ điều kiện dư nợ tín dụng với người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc khi có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2022…


Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay số lượng vaccine COVID-19 hiện tại đủ bao phủ cho dân số, đồng thời triển khai tiêm mũi 3 vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất.

Giải trình trước Quốc hội chiều ngày 8/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thời gian qua, Việt Nam đã triển khai chiến lược vaccine hiệu quả trên các lĩnh vực như mua, nhập khẩu, tổ chức chiến dịch tiêm chủng…

Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất.


Đến nay, Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều.


Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine về trong cuối năm nay để phục vụ người dân miễn phí. Chiến dịch tiêm chủng vaccine cũng đang được triển khai rất thành công.


Đến hết ngày 7/11/2021, cả nước đã tiêm được hơn 90 triệu liều, với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều vaccine. Số lượng vaccine hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay. Đồng thời, triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.


Nhật Bản hiện là điểm sáng nhất trong bức tranh dịch COVID-19 toàn cầu.


Nhật Bản là điểm sáng nhất trong bức tranh tình hình dịch COVID-19 toàn cầu trong 24 giờ qua khi nước này lần đầu không có ca tử vong kể từ tháng 8/2021.

Nhật Bản không ghi nhận ca tử vong nào từ tháng 8/2021.


Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến số ca tử vong ở Nhật Bản giảm mạnh chủ yếu là nhờ những tiến bộ trong chương trình tiêm phòng COVID-19 và đưa vào sử dụng các loại thuốc điều trị, trong đó có hỗn hợp kháng thể đơn dòng Ronapreve để chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ngoại trú tại một số cơ sở y tế giới hạn.


Trong khi đó, Nhật Bản từ ngày 8/11 bắt đầu cấp phép nhập cảnh cho các doanh nhân, du học sinh và thực tập sinh nước ngoài. Điều kiện để các đối tượng trên nhập cảnh là các tổ chức tiếp nhận, trong đó có doanh nghiệp và các trường đại học, phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng những người nhập cảnh tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Nhật Bản.

 

 

Tin nổi bật