Rau sống được biết đến là món ăn kèm khá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, khi sơ chế loại rau này không ít người ngại nhất là công đoạn nhặt rau và rửa rau. Đặc biệt hơn cả, vẩy rau luôn là công đoạn thách thức nhất khi sơ chế thức ăn kèm này.
Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ năng và sự khéo léo, làm thế nào để rau không bị rớt ra ngoài.
Cách vẩy rau "siêu đỉnh" mới nhất, vụng đến mấy cũng làm được.
Dưới đây, trang Đời sống & Pháp luật "nói nhỏ" bạn cách vẩy rau "siêu đỉnh" mới nhất, người vụng đến mấy cũng làm được.
- Thau nhựa
- Túi lưới
- Rổ
Cách vẩy rau "thần sầu"
Bước 1: Đem phần rau sống vừa mua về rửa sạch trong thau nhựa rồi cho vào túi lưới.
Bước 2: Buộc chặt túi lưới lại và quay túi thật mạnh tầm 2 - 3 phút. Khi cảm thấy rau sống đã ráo nước thì cho rau vào rổ.
Bước 3: Dùng rau sau khi vẩy ráo nươc để chế biến các món ăn khác.
Dụng cụ quay rau hiện đại giúp việc vẩy rau trở nên dễ dàng hơn.
Với cách vẩy rau truyền thống "các cụ để lại", chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc rổ có khe không quá lớn để tránh làm rau lọt ra ngoài trong lúc vẩy rau.
Khi vẩy cần chú ý phải thực hiện động tác thật mạnh, nhanh và dứt khoát, nên tránh thao tác chậm hay rụt rè
Lưu ý, khi vẩy rau theo cách này, cần điều chỉnh cổ tay sao cho giữ rổ rau thật chắc và song song với mặt đất.
Ngoài ra, đối với những người vẩy rau lần đầu, có thể dùng dĩa hoặc 1 chiếc rổ khác đặt lên trên rổ rau để không cần phải lo lắng rau sẽ rớt ra ngoài nữa.
Việc vẩy rau truyền thống có thể là thử thách với nhiều người.
Báo VnExpress dẫn lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, những loại rau sống ăn kèm thường được tưới bằng phân bón, tạo điều kiện cho ký sinh trùng và giun sán sinh sôi, lây lan.
Do đó, việc rửa rau bằng nước muối chỉ hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, sau khi rửa rau cần để cho ráo nước hoặc vẩy rau cho ráo nước để hạn chế nhất khả năng bị nhiễm ký sinh trùng.
Vị chuyên gia lưu ý, tuyệt đối không nên vẩy qua rồi ăn ngay, vì giun sán vẫn đọng lại trong nước, bám vào các bộ phận của rau, từ đó sẽ dễ gây đau bụng, nhất là trẻ em, người tiêu hóa kém và những người mắc bệnh đường ruột.
Ảnh: Internet
T.T (T/h)