Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nội chiến Syria hay cuộc đối đầu giữa hai ông lớn Nga và Mỹ?

(DS&PL) -

Cuộc nội chiến Syria kéo dài nhiều năm có vẻ như không phải một xung đột về thể chế chính trị của riêng quốc gia này.

Cuộc nội chiến Syria kéo dài nhiều năm có vẻ như không phải một xung đột về thể chế chính trị của riêng quốc gia này.

Nội chiến tại một quốc gia nhỏ bé Tây Á, trong vài năm trở lại đây, đã trở thành cơ hội cho hai ông lớn Nga và Mỹ được phô diễn sức mạnh quân sự và gửi thông điệp công kích mạnh mẽ tới đối phương. Quốc gia nhỏ bé với vị trí địa lý không có nhiều ưu điểm, tài nguyên hay khủng bố đã trở thành khách hàng lớn của các tập đoàn buôn vũ khí từ 2 ông lớn đang giương cao khẩu hiệu “hòa bình cho Syria”.

Nga: Cuộc chiến tại “sân nhà:

Về mặt địa lý, Syria nằm gần Nga hơn so với Mỹ. Khi bắt đầu can thiệp quân sự vào nội chiến tại đây, phát ngôn viên của Tổng thống Putin là Dmitry Peskov khẳng định rằng mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước “không bao giờ thay đổi” và sẽ ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad tới cùng. Một số các nhà phân tích cho rằng nước Nga đã sớm nhận ra kế hoạch thao túng một chính quyền bất ổn của Mỹ để làm bàn đạp tại Trung Đông và tất nhiên, chính quyền Tổng thống Putin không mong chờ điều đó.

Tổng thống chính quyền lâm thời Syria Assad và Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Time

Khi nhắc tới các quyết định của Nga tại Syria, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc tới Trung Quốc – đồng minh đã giúp ông Putin phủ quyết hàng loạt các nghị quyết về nội chiến Syria tại bàn họp Liên Hợp Quốc. Cuộc chiến này đã trở thành khởi đầu hợp lý cho hàng loạt lời thách thức phương Tây từ 2 ông lớn của châu Á từ năm 2012 đến nay.

Vụ tấn công bằng vũ khí sinh học đầu tiên tại Ghouta năm 2013 khiến cả thế giới choáng váng nhưng với người trong cuộc, đó chỉ là dịp để đẩy mạnh hơn các trận không kích và cuộc cãi vã trên truyền thông. Năm 2014 – 2015, sau khi đẩy lùi lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Nga vẫn tuyên bố có thể “triển khai lực lượng quân sự tại Syria trong vài tiếng đồng hồ”. Các nguồn thạo tin khẳng định đây là lời đe dọa gửi tới Mỹ thay vì quân khủng bố.

Mỹ: Nơi phô diễn "hàng nóng"

Không có nguyên nhân nào hợp lý hơn cho việc Mỹ mang đến châu Á hàng tấn bom, tên lửa và máy bay chiến đấu hạng nặng ngoài đẩy lùi ảnh hưởng của Nga, đồng thời dằn mặt Trung Quốc – quốc gia vừa tuyên bố sẽ tăng cường vũ trang.

Bản đồ các căn cứ quân sự tại Syria - Ảnh: TheGuardian

Cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách tình báo Michael Vickers và cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford từng thừa nhận sự yếu kém của họ trong quá trình triển khai lực lượng quân sự tại đây. Với vị trí địa lý xa xôi, khác biệt về văn hóa… Mỹ hoàn toàn không có khả năng dập tắt nội chiến. Theo truyền thông nước Nga, điều Mỹ cần là một cuộc chiến dai dẳng hơn nữa để “họ có cơ hội thử mọi loại vũ khí vừa chế tạo”.

Tháng 4/2017, sau cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học tại Khan Sheikhoun, Mỹ thả 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat từ ngoài khơi Địa Trung Hải. Cuộc không kích lớn nhất từ sau Nội chiến Mỹ nhanh chóng trở thành tin nóng trên hàng loạt mặt báo, đồng thời là lời khẳng định của Tổng thống Donald Trump về việc sẽ tiếp tục cuộc chiến bắt đầu từ đời cựu Tổng thống Obama.

Theo tờ Guardian, cuộc không kích sắp tới có thể sẽ khốc liệt và dữ dội gấp nhiều lần khi Nga đang vướng phải bê bối ngoại giao từ vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Skripal.

Và hai phe thực sự của cuộc nội chiến

Thật đáng ngạc nhiên khi chính quyền của Tổng thống Assad và phe đối lập – 2 đối thủ chính lại xuất hiện quá mờ nhạt như đó không phải cuộc chiến của họ. Truyền thông ngập tràn các lời bình luận, các thông tin về loại vũ khí Mỹ và Nga sẽ sử dụng, kế hoạch triển khai lực lượng hay những lời đổ lỗi của hai cường quốc này.

Tờ CNN nhận xét “hai phe đối lập chỉ là bù nhìn” cho một cuộc chiến về danh dự, ảnh hưởng và vũ khí.

Nội chiến tại Syria đã gây quá nhiều mất mát cho đất nước Tây Á - Ảnh: NYTime

Từ cuối năm 2017, lực lượng đối lập chỉ còn giữ được hai thành trì cuối cùng tại Deraa ở phía Nam và Idlib ở phía bắc, lực lượng không quân hoàn toàn tan rã. Nhưng câu hỏi đó có phải là dấu hiệu kết thúc cuộc nội chiến hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Thu Phương

Tin nổi bật