Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nọc ong có thể tiêu diệt virus HIV?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, một hợp chất duy nhất chỉ tìm được trong nọc độc của ong kết hợp với kỹ thuật siêu vi có thể tiêu diệt được virus HIV.

(ĐSPL) – Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, một hợp chất duy nhất chỉ tìm được trong nọc độc của ong kết hợp với kỹ thuật siêu vi có thể tiêu diệt được virus HIV.

Trong một tiết mục khoa học trực tuyến định kì phát trực tiếp kể từ năm 2013, bắt nguồn từ một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Kháng virus và Phương pháp điều trị, người ta đã khẳng định rằng nọc ong có thể tiêu diệt virus HIV, loại virus dẫn đến căn bệnh chết người AIDS.

Nọc ong có hợp chất có thể tiêu diệt virus HIV.

Trong nọc ong, người ta phát hiện hợp chất melittin có thể tiêu diệt được virus HIV. Đầu tiên, mục đích của nghiên cứu này nhằm tạo ra một loại gel bôi trơn có hợp chất melittin trong nọc ong có tác dụng phòng tránh virus HIV (giống như bao cao su) khi con người quan hệ tình dục.

Việc biết Melittin có thể tiêu diệt virus không phải là phát hiện mang tính đột phá của nghiên cứu này. Về cơ bản Melittin là một tế bào tiêu thụ. Tính năng chủ yếu của nó là phá hủy các tế bào bằng cách tăng tính thấm của mình. Vấn đề là các tác dụng này của Melittin không chỉ áp dụng riêng cho các tế bào virus, mà nó còn tác động đến cả các tế bào quan trọng khác của con người.

Melittin có thể gây ra lỗ thủng trong lớp vỏ bảo vệ bao quanh virus HIV và các virus khác. Một lượng lớn melittin có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho các virus. Thật vậy, ngoài việc điều trị kháng virus, chúng còn có thể tiêu diệt cả các tế bào ung thư.

Hợp chất melittin duy nhất chỉ tìm thấy trong nọc ong là đối tượng chính của nghiên cứu này.

Bước đột phá trong nghiên cứu này là các nhà nghiên cứu đang tìm cách kết hợp Melittin với các hạt nano có cấu trúc hết sức phức tạp cho phép hợp chất này chỉ chuyên tấn công nhằm vào những tế bào HIV mà không làm hại tới các tế bào bình thường khác.

Sở dĩ chúng có chức năng này là do các nhà nghiên cứu đã thêm lớp cản bảo vệ bề mặt cho các hạt nano. Khi va chạm với những tế bào bình thường, có kích thước lớn hơn chúng, các hạt nano sẽ tự động chuyển sang chế độ tắt. Nhưng nếu đó là HIV, vốn có kích thước nhỏ hơn các hạt nano, chúng sẽ không bị lớp cản bề mặt của nano ngăn chặn và nhanh chóng tiếp xúc với các độc tố ong đang chờ đợi sẵn.

[poll3]258[/poll3]

Mặc dù chất metillin có tác dụng chính trong việc tiêu diệt virus HIV nhưng nó không thể thành công nếu thiếu các nano được thiết kế đặc biệt. Còn chất melittin dùng trong nghiên cứu thì thậm chí phải tinh lọc qua rất nhiều giai đoạn mới có, vì vậy nếu bạn hy vọng cho ong tự nhiên đốt để chống HIV thì là điều không tưởng.

Theo snopes

Tin nổi bật