Thế nào là nợ xấu?
Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể về nợ xấu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm nợ xấu thông dụng nhất mà mọi người có thể hiểu đó là: Nợ xấu là khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán trong một khoản thời gian nhất định.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Dựa trên thời gian quá hạn thanh toán, các tổ chức tín dụng phân thành 5 nhóm nợ phổ biến, bao gồm:
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Đây là khoản nợ còn trong thời hạn thanh toán, được ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Nhóm nợ 2 hình thành khi người vay đã trễ hạn thanh toán khoản vay lên tới 90 ngày. Khoản nợ này sẽ được cơ cấu nợ lần đầu còn trong kỳ hạn.
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ mà người vay đã quá hạn lên tới 180 ngày. Khoản nợ này sẽ được gia hạn nợ lần đầu còn trong kỳ hạn.
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Nhóm nợ nghi ngờ hình thành khi người vay trễ hạn thanh toán lên tới 360 ngày.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nhóm nợ 5 hình thành khi người vay đã kéo dài khoản nợ lên tới hơn 360 ngày.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Nợ xấu là khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán trong một khoản thời gian nhất định. Ảnh minh họa
Nợ xấu có được làm nhân viên ngân hàng?
Hiện chưa có quy định cụ thể nào nêu rõ việc ứng viên làm nhân viên ngân hàng phải không có nợ xấu. Nợ xấu cũng không phải là điều kiện bắt buộc khi ngân hàng tuyển dụng. Vì vậy, ứng viên có nợ xấu hay không vẫn có thể nộp đơn xin việc làm ngân hàng.
Dù vậy, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên đó không đủ trách nhiệm, ảnh hưởng đến khả năng làm việc trong lĩnh vực tài chính nếu ứng viên đang trong tình trạng nợ xấu.