Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nổ trạm biến áp ngang ngửa như quả bom cỡ nhỏ"

(DS&PL) -

Theo khuyến cáo, với khoảng hơn 10l dầu, trong một không gian khép kín có thể gây ra một vụ nổ ngang ngửa một quả bom cỡ nhỏ.

(ĐSPL) - Trong một trạm biến áp tiêu chuẩn thường phải có vài gallon dầu - tương đương với khoảng hơn 10l. Với một không gian khép kín, chừng đó dầu có thể gây ra một vụ nổ ngang ngửa một quả bom cỡ nhỏ.

Theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực, việc sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác… đều bị nghiêm cấm. Quy định là thế, song trên thực tế, thời gian qua, vẫn tồn tại tình trạng một số người dân thiếu ý thức kinh doanh hàng quán ngay cạnh trạm biến áp, trụ - bốt điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ.

Theo quan sát của PV, trên nhiều tuyến phố như Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Minh Khai, Hoàng Mai, Cầu Giấy… nhiều người dân vẫn ngồi bán hàng dưới những bốt điện mà việc này lại rất nguy hiểm đến tính mạng. Vụ nổ bốt điện vào khoảng 14h30 ngày 17/11, tại trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 (phố Hoàng Văn Thụ, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) làm 5 người thương vong chính là một lời cảnh báo.

Hiện trường vụ nổ 5 người thương vong.

Để hiểu rõ hơn bốt điện đó thực chất là gì, tại sao bốt điện bị cháy, trạm biến áp có nguy hiểm với người dân hay không, PV có cuộc trao đổi với một lãnh đạo trong ngành điện lực.

Vị này cho biết, bốt điện thực chất chỉ là cái tên do người dân tự gọi và nói chuyện với nhau, còn tên gọi chính xác của những cái bốt điện này là "trạm biến áp". Lý do các trạm biến áp ra đời - với vai trò giảm áp, phân phát điện "dùng được" đến từng hộ gia đình.


Về tính an toàn, thì các trạm biến áp đều được trang bị hệ thống ngắt khi quá tải điện, với thời gian cực kỳ ngắn, chỉ 60 mili giây. Tuy nhiên, đôi lúc quãng thời gian này là quá chậm, dòng điện đôi lúc có thể tăng đột ngột vì một số lý do, như đoản mạch, chập mạch (có thể do ngấm nước, bị ẩm, hoặc do tác động từ sinh vật như chuột, bọ....) và diễn ra trong vài mili giây, lúc này sẽ xảy ra sự cố.

Trao đổi thêm về nguyên nhân xảy ra vụ cháy tại trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 (phố Hoàng Văn Thụ, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), vị này giải thích thêm, bên trong các máy biến áp thường có chứa dầu mỏ, dầu mỏ có tính cách điện dùng để làm mát mạch điện. Nhưng với dòng điện tăng đột ngột, mạch điện giống như bị "rán" cháy, chảy ra, hình thành các tia lửa điện, và khiến dầu bắt lửa. Trong một trạm biến áp tiêu chuẩn thường phải có vài gallon dầu - tương đương với khoảng hơn 10l. Với một không gian khép kín, chừng đó dầu có thể gây ra một vụ nổ ngang ngửa một quả bom cỡ nhỏ.


“Sự cố là việc có thể xảy ra, tuy nhiên theo tôi thì khi thiết kế người ta đã phải nghĩ ra các hệ thống bảo vệ để ngăn ngừa các sự cố và giảm thiểu các thiệt hại khi mà sự cố xảy ra. Chứ còn bất kỳ cái gì cũng có thể hỏng, có thể có sự cố xảy ra nhưng cái ngăn ngừa nó như thế nào để giảm thiểu cái thiệt hại. Tuy nhiên, tôi cho rằng cái thiết bị bảo vệ không tốt, không ngăn ngừa được, nó tạo nên cái ngăn mạnh quá lâu, và nó không cắt được. Đúng ra nó phải cắt được ngay. Người ta đã thiết kế, đã tính toán cho việc ngắt ngay rồi nhưng chắc là thiết bị nó không được tốt”, vị lãnh đạo nói thêm.

Lãnh đạo công ty điện lực này cũng cho biết thêm, hiện nay, tình trạng chiếm dụng, lấn chiếm hành lang an toàn trạm biến áp, trụ - bốt điện dường như càng tăng về mức độ hơn trong khu vực nội thành Hà Nội. Trạm biến áp bình thường thiết kế để cho nó an toàn, tuy nhiên thực tế nó vẫn xảy ra việc không an toàn nên khuyến cáo người dân không nên ngồi quá gần những trạm biến áp đó để gây nguy hiểm cho tính mạng bản thân và những người khách hàng, tránh những cái chết đang tiếc xảy ra.

Căn cứ Luật điện lực ngày 03/ 12/ 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20/ 11/2012;

Quy định chung về an toàn đối với thiết bị điện và công trình điện lực

1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) An toàn về điện;

b) An toàn về xây dựng;

c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác);

d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;

đ) Các quy định về bảo vệ môi trường.

2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

TƯỜNG VY

Xem thêm video: [mecloud]FHcbQ6zuYX[/mecloud]

Tin nổi bật