Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn pháp lý bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Theo Phó Thống đốc NHNH, năm 2025 sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn pháp lý cho bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo Báo Tin tức, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2025, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 16% và sẽ điều chỉnh linh hoạt. "Nếu lạm phát ở mức thấp, NHNN có thể tăng tín dụng để kích thích tăng trưởng. Nếu có dấu hiệu rủi ro, chính sách tín dụng sẽ được điều chỉnh để đảm bảo ổn định vĩ mô", bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: TTXVN

Một trong những ưu tiên của NHNN năm nay là thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ khai thác mạnh mẽ tín dụng tiêu dùng. Cùng với đó, từ tháng 1/2026, hàng hóa xuất khẩu vào nhiều thị trường quốc tế sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe. Vì vậy, tín dụng xanh trở thành một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. NHNN khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay các dự án thân thiện với môi trường, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.

“Bên cạnh đó, cần phải giải phóng các nguồn vốn còn nằm đọng nhiều năm nay tại các dự án hạ tầng, dự án bất động sản và một số dự án ngành Công thương, trong đó vốn tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú.

Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng: Tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc về pháp lý cho các dự án bất động sản

Theo Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng, để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa và kiến tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, trong thời gian tới, chủ trương của Chính phủ sẽ giao cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước triển khai các dự án lớn. Các khách hàng này về cơ bản đã chạm mức giới hạn tối đa cho vay với khách hàng liên quan đến các tổ chức đó rồi, do vậy để thuận tiện trong thời gian tới, cần thiết xem xét nghiên cứu, sửa đổi các quyết định liên quan đến trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của các tổ chức tín dụng.

Trên cơ sở khuôn khổ pháp lý đã có những hoàn thiện đáng kể trong năm 2024 (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã được Quốc hội thông qua…), cũng như quy hoạch của 6 vùng kinh tế - xã hội và đại đa số các tỉnh đã được phê duyệt, Vietcombank kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn để thi hành nhằm nhanh chóng tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc về pháp lý cho các dự án bất động sản, giải phóng nguồn cung cho thị trường, đặc biệt ở các phân khúc tiềm năng, tạo ra dư địa cho tăng trưởng tín dụng mới cho cả khách hàng bán buôn và bán lẻ.

Vietcombank cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng phân định các đầu mối với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tại các bộ ngành sau khi sắp xếp, tinh giản theo tinh thần Nghị quyết 18 nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi liên hệ công tác, hạn chế khả năng xảy ra tình trạng ùn tắc công việc do chậm xác định được bộ phận/đầu mối xử lý.

Đồng thời, xem xét sớm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương và chính sách đã nêu tại Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ và chuyển đổi số. Đây cũng là lĩnh vực các ngân hàng rất quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới;

Bên cạnh đó, Vietcombank cũng mong muốn Chính phủ sớm trình Quốc hội phê duyệt áp dụng các biện pháp, giải pháp hỗ trợ theo tinh thần của Luật các TCTD 2024 cho TCTD nhận CGBB và TCTD được CGBB, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu, giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng, tạo dư địa và nguồn lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thông tin trên Nhịp sống thị trường.

Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú: Cần tận dụng tối đa các nguồn lực

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: TTXVN.

Theo Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ một số đối tác lớn. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng chiến lược để gia tăng tính tự chủ, tự cường và khả năng chống chịu của nền kinh tế; đồng thời, xây dựng các kịch bản ứng phó với các biện pháp cấm vận kinh tế, bảo hộ thương mại và chiến tranh thương mại, đặc biệt từ các quốc gia lớn như Mỹ. Các giải pháp phòng ngừa và ứng phó là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có thặng dư thương mại lớn thứ ba với Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Ông Phan Đức Tú kiến nghị, Chính phủ và các bộ, ngành sớm ban hành các quy định phân loại phát triển các dự án xanh với mục tiêu xây dựng sự tương đồng giữa các tiêu chí xanh của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế; xác định rõ các lĩnh vực và ngành nghề ưu tiên, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng cho vay và các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển, đặc biệt thu hút các dự án xanh.

Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Minh Phú: Nâng cao năng lực khai thác dữ liệu, xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng dân cư

Các ngân hàng đều đồng hành và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn doanh nghiệp. Vì thế tôi tin rằng, với quyết tâm của Ngành ngân hàng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và NHNN, đồng thời nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn hồi phục thì chắc chắn việc phấn đấu để chúng ta tăng tốc bứt và có thể tăng trưởng tín dụng 16% như đặt ra hoàn toàn khả thi. Nếu như tất cả toàn hệ thống bứt phá, tôi nghĩ chắc chắn là chúng ta sẽ thành công.

Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này, TPBank cam kết triển khai chính sách tăng trưởng tín dụng hiệu quả, bền vững, đảm bảo tăng trưởng tín dụng tối thiểu 16% room tín dụng được cấp và có thể vượt mức tăng trưởng năm 2024 nếu điều kiện thuận lợi.

Chúng tôi cũng có một số ý kiến đề xuất, kiến nghị. Tại thời điểm này có một số dự án BOT còn khó khăn, việc cho phép điều chỉnh tỷ lệ vốn công lên 70% thì chắc chắn sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn và ngân hàng yên tâm hơn trong việc đồng hành, qua đó đóng góp vào đột phá về hạ tầng và mục tiêu chung trong năm 2025 có 3 nghìn km đường cao tốc. Cùng với đó, đề xuất NHNN sẽ xem xét đối với các ngân hàng có tham gia cấp tín dụng cho các dự án BOT thì cho phép phần vốn này không tính vào room tín dụng hàng năm.

Về sử dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động tín dụng, trong năm nay TPBank sẽ tiếp tục khai thác dữ liệu dân cư theo Đề án 06 để mở rộng tài chính toàn diện, giúp người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa - những đối tượng chưa có lịch sử tín dụng - tiếp cận vốn chính thống. TPBank kiến nghị Bộ Công an nâng cao năng lực khai thác dữ liệu, xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng dân cư, giúp ngân hàng đánh giá khách hàng chính xác, rút ngắn thời gian xét duyệt và kiểm soát rủi ro. Đồng thời, đề xuất kết nối dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu an sinh - xã hội khác (bảo hiểm xã hội, y tế, thuế,…) để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại định danh và chấm điểm khả tín khách hàng tốt hơn, theo đó phát triển gói tín dụng đặc thù và thúc đẩy tín dụng an toàn. Việc ứng dụng dữ liệu dân cư sẽ giúp đẩy lùi tín dụng đen, mở rộng tín dụng chính thống và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Nhà sáng lập, Phó Chủ tịch Thường trực HDBank: Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, giảm áp lực lên tín dụng ngân hàng

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Nhà sáng lập, Phó Chủ tịch Thường trực HDBank. Ảnh: TTXVN.

HDBank kiến nghị Chính phủ thúc đẩy phát triển thị trường vốn, giảm áp lực lên tín dụng ngân hàng, hỗ trợ tăng trưởng dài hạn. Đồng thời, NHNN giữ ổn định lãi suất, hỗ trợ tín dụng nhà ở xã hội, phát triển tín dụng số hóa và điều hành tỷ giá linh hoạt để thúc đẩy xuất khẩu.

Ngân hàng mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhanh, kịp thời từ Chính phủ và NHNN trong quá trình tái cấu trúc DongA Bank theo phương án chuyển giao bắt buộc, nhằm sớm phục hồi hoạt động, tăng cường tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.

Vừa qua đoàn công tác HDBank cùng các đối tác đã gặp Tổng thống Donald Trump, khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ. Hiện HDBank và các đối tác đang phối hợp thực hiện các hợp đồng 48 tỷ USD với các tập đoàn lớn của Mỹ và đang thương lượng tăng lên 64 tỷ USD, tạo ra 500.000 việc làm cho người Mỹ.

Để góp phần thúc đẩy Chương trình Chuyển đối số Quốc gia, HDBank đã thành lập và hỗ trợ hoạt động của quỹ đầu tư AI và Blockchain nhằm xây dựng các sản phẩm công nghệ “Make-in-Vietnam”; sẵn sàng nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp, ưu tiên lĩnh vực bán dẫn, công nghệ cao. Chúng ta đang đứng trước một thời khắc quyết định khi tăng trưởng trên 8% không phải là giấc mơ xa vời, mà là mục tiêu khả thi, nền tảng của giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo với GDP tăng 2 con số, khi có hành động quyết liệt, và sự đồng lòng của cả hệ thống. Chính phủ đã tiên phong, doanh nghiệp phải đổi mới, ngân hàng phải đồng hành. Chúng ta sẽ bứt phá mạnh mẽ, không ngại thách thức, thông tin trên Thời báo Ngân hàng.

Tin nổi bật