Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nổ lớn do bom mìn của khủng bố IS sót lại ở Syria, ít nhất 17 người thiệt mạng

(DS&PL) -

Bom mìn do Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bỏ lại tại Syria đã gây ra hai vụ nổ nghiêm trọng, khiến ít nhất 17 dân thường thiệt mạng.

Bom mìn do Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bỏ lại tại Syria đã gây ra hai vụ nổ nghiêm trọng, khiến ít nhất 17 dân thường thiệt mạng.

Khung cảnh đổ nát tại tại tỉnh miền Đông Deir Ezzor. Ảnh: veteranstoday.com

Theo SOHR, một quả mìn do IS chôn trước đó đã phát nổ tại tỉnh miền Đông Deir Ezzor ngày 17/3, làm 16 người thiệt mạng và 32 người bị thương. Trong khi đó, một vụ nổ mìn khác xảy ra tại tỉnh miền Bắc Aleppo cũng khiến một người thiệt mạng.

Việc gỡ bỏ bom mìn tại các "thành trì" đã được giải phóng khỏi IS hiện vẫn là thách thức chính. Tháng trước, hơn 20 dân thường Syria đã thiệt mạng tại tỉnh Hama khi một quả mìn của IS bỏ lại đã phát nổ. SOHR cho biết, trong vòng 3 tuần qua, đã có ít nhất 44 người thiệt mạng trong các vụ nổ mìn tương tự tại Syria.

Trước đó, SDF dưới sự hỗ trợ của chiến đấu cơ Mỹ ngày 11/3 phát động chiến dịch tấn công làng Baghouz, cứ điểm cuối cùng do IS kiểm soát ở Syria.

Phát ngôn viên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) Mustafa Bali ngày 12/3 cho biết 3.000 người bao gồm một số tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cùng thân nhân đã quyết định đầu hàng và rời khỏi nơi cố thủ tại làng Baghouz, miền đông Syria, theo Almasdar News.

Video do SDF công bố cho thấy đoàn người gồm đàn ông bị thương, phụ nữ và trẻ em lũ lượt kéo nhau rời khỏi hẻm núi với sự trợ giúp của các chiến binh dân quân người Kurd thuộc SDF. Những người này sau đó được SDF cung cấp thực phẩm và được đưa lên xe tải chở đi.

IS từng kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở Syria và Iraq với khoảng 10 triệu dân. Tuy nhiên, nhóm khủng bố này đã hứng chịu nhiều thất bại liên tiếp trước các chiến dịch riêng rẽ của liên quân do Mỹ dẫn đầu và quân đội Syria được Nga hậu thuẫn.

Nhiều người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa vì xung đột. Ảnh: Getty

Ngày 15/3 đánh dấu cuộc xung đột tại Syria chính thức bước sang năm thứ 9. Syria bị tàn phá bởi những cuộc giao tranh dai dẳng. Hai vòng đàm phán riêng rẽ nhằm tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Syria vẫn chưa đi tới một thỏa thuận cuối. Hơn 10 hội nghị tài trợ cho Syria không đủ xua đi cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng mà người dân Syria đang phải gánh chịu. 

Người ta đã nói nhiều tới những lý do xung đột Syria khó giải quyết. Chiến trường Syria có thể coi là một vũng lầy hỗn độn của những tác nhân đan xen, chồng chéo khiến mọi thứ luôn rối loạn. Mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo, bất đồng phe phái, sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài, lợi ích của các bên liên quan đối nghịch nhau.

Ở Syria, ngoài lực lượng chính phủ và phe đối lập, còn có sự tham gia của các cường quốc thế giới và khu vực, từ Mỹ, Nga tới Iran, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi thế lực hậu thuẫn một bên, mục tiêu khác nhau, khiến xung đột ở đây thêm phức tạp, thậm chí còn bị đẩy lên một nấc thang mới khi được mô tả có quy mô quốc tế, dù chiến trường không vượt khỏi biên giới Syria. 

Bất ổn nghiêm trọng còn tạo khoảng trống để các tổ chức cực đoan, trong đó có IS, nhanh chóng chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ, biến quốc gia Trung Đông này thành một mặt trận của khủng bố. Trong những năm qua, ở Syria luôn tồn tại một thực tế rằng khi những khó khăn cũ vừa được hóa giải thì những thách thức mới lại xuất hiện.

Dù cục diện hiện nay tại Syria đang có những thay đổi mang tính bước ngoặt như: quân đội chính phủ Syria đang chiếm ưu thế vượt trội trước lực lượng đối lập, khủng bố; Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria; nhiều nước Arab đã quyết định mở cửa lại đại sứ quán tại Damascus…, tạo đà giúp Tổng thống Assad từng bước củng cố vị thế và khẳng định vai trò, không ai có thể khẳng định cuộc xung đột này sớm kết thúc.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật