Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những vụ giải cứu con người kỳ diệu khiến cả thế giới rung động (Kỳ 1)

(DS&PL) -

Thế giới luôn tồn tại những điều kỳ diệu khi con người biết yêu thương và chia sẻ, dưới đây là những cuộc giải cứu ngoạn mục.

Thế giới luôn tồn tại những điều kỳ diệu khi con người biết yêu thương và chia sẻ, dưới đây là những cuộc giải cứu ngoạn mục mà đôi khi ta bị nhầm tưởng rằng chúng chỉ xuất hiện trong phim ảnh. 

Chìm tàu ngầm USS Squalus

Tàu USS Squalus được kéo lên từ dưới đáy đại dương. -Ảnh: USNI News

Sáng sớm 23/5/1939, một sự cố về van nghiêm trọng đã làm chìm tàu ngầm công nghệ tiên tiến USS Squalus xuống độ sâu 240 feet, khi tàu này đang tiến hành một cuộc lặn thử ở đảo Shoals. Do quá sâu nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn và việc tìm kiếm bị trì hoãn cho đến tận ngày hôm sau, khi đó 33 người trong thủy thủ đoàn, khoang động cơ và khoang ngư lôi đều ngập trong nước.

Đến 11h30 ngày 24/5, một đội tìm kiếm đưa khoang cứu hộ McCann đến và giải cứu an toàn 33 nạn nhân sau 13 giờ bị mắc kẹt.

Tàu Apollo 13 phát nổ trong không gian (1970) 

Phi hành đoàn của tàu vũ trụ Apollo 13. - Ảnh: AP

Vào ngày 11/4/1970, con tàu Apollo 13 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy với nhiệm vụ bay 200.000 dặm tới mặt trăng để khám phá địa hình Fra Mauro trên mặt trăng, một địa hình hấp dẫn gồm 53 dặm miệng núi lửa rộng được bao quanh bởi các vùng cao nguyên.

Chỉ sau gần 56 giờ sau khi được phóng lên vũ trụ, các phi hành gia nghe thấy một tiếng nổ lớn và họ nghĩ rằng một thiên thạch đã đâm trúng tàu. Thế nhưng, sự thật một bể oxy đã bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của phi hành đoàn, làm suy giảm lượng oxy cung cấp cho họ, làm tê liệt nghiêm trọng việc cung cấp nước sạch và nhiệt.

Trong lúc này, việc quan trọng nhất là phải sửa chữa hệ thống loại bỏ carbon dioxide và các phi hành gia đã phải thực hiện điều này với sự giúp đỡ của các kỹ sư trên mặt đất. Trải qua hành trình trở lại khó khăn, Apollo 13 đáp xuống trái đất một cách an toàn tại nam Thái Bình Dương ngày 17/4.

Chuyến bay 571 của Uruguay - Tai nạn kinh hoàng trong lịch sử hàng không (1972)

Một phần của chiếc máy bay Fairchild số hiệu FH-227 sau khi gặp nạn. - Ảnh: CORB IS

Vào ngày 13/10/1972, chiếc máy bay Fairchild số hiệu FH-227 chở 45 hành khách, bao gồm các thành viên của câu lạc bộ bóng bầu dục Uruguay Old Christian, cùng bạn bè và gia đình của họ, đi từ Montevideo đến Santiago, Chile.

Sức gió và mây che phủ dày đặc làm các phi công mất phương hướng tại đèo Andean, buộc họ phải hạ độ cao quá sớm. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc máy bay va phải một đỉnh núi vô danh tại độ cao hơn 4.000 m, làm gãy cánh phải và tiếp tục va phải một đỉnh khác, gãy cánh trái khiến thân máy bay đâm vào núi và chênh vênh tại độ cao 3.600 m.

Hơn một phần tư của các hành khách đã chết sau vụ va chạm và vào ngày 29, 8 người nữa bị chết trong một trận tuyết lở. Hai trong số những người sống sót sau vụ tai nạn, Nando Parrado và Roberto Canessa, đã tách ra để tìm sự giúp đỡ.

Ngày 22/12, họ đã trở lại với một máy bay trực thăng cứu hộ. Ngày 23/12, tất cả 16 người sống sót đã an toàn xuống núi, hồi phục sau thời gian tê cóng, đói khát trầm trọng, hạ thân nhiệt và nhiều bệnh khác trong một bệnh viện Santiago.

Giải cứu bé gái từ độ sâu 6,7 m (1987)

Khoảnh khắc đội cứu hộ cứu được bé gái - Ảnh: AP

Trong 26 năm kể từ khi Jessica McClure, khi đó là một bé gái 18 tháng tuổi, rơi qua một lỗ rộng 2,4 m và sâu khoảng 6,7 m, Bollywood đã thực hiện bộ phim truyền hình 59 giờ, Eminem đã đọc rap về cú ngã huyền thoại này trong ca khúc "Oh no" và seri hoạt hình nổi tiếng Nhà Simpson đã mô tả lại cuộc giải cứu một cách hài hước.

Năm 1987, sau 5 phút rời mắt khỏi con gái Jessica để trả lời điện thoại, Reba McClure trở lại sân sau nhà chị gái mình và đã thấy con gái của bà đã rơi xuống lỗ. Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ có mặt, họ làm việc liên tục bất kể thời gian và quá trình này đã được đài CNN quay lại.

Lực lượng cứu hộ đã sử dụng giàn khoan “lỗ chuột”, một máy tính thiết kế kết nối với các cột điện thoại và tiến hành đào một lỗ sâu 8,8 m song song với lỗ sâu mà bé gái rơi xuống, sau đó khoan một đường hầm kết nối ở ngay dưới bé Jessica 0,7 m. Jessica không chỉ sống sót, mà khi 25 tuổi, cô đã nhận được một quỹ ủy thác 800.000 USD. Số tiền này được quyên góp từ những khán giả dán mắt vào bộ phim tài liệu do CNN quay lại quá trình giải cứu cô bé.

Còn tiếp...

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật