Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những tiết lộ thú vị về hai chiếc Boeing 747 của Thủ tướng Nhật Bản

(DS&PL) -

Trong các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo cao cấp, Nhật Bản sử dụng hai chiếc Boeing 747 được mệnh danh là "Không lực Một" và "Không lực Hai". Chuyên cơ này không

Trong các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo cao cấp, Nhật Bản sử dụng hai chiếc Boeing 747 được mệnh danh là "Không lực Một" và "Không lực Hai". Chuyên cơ này không phục vụ mục đích cá nhân.

Mỗi nguyên thủ cấp cao của các nước khi công du nước ngoài đều có những phương tiện di chuyển khác nhau. Tại Nhật Bản, trong mỗi chuyến công du nước ngoài, Nhà vua, Hoàng hậu, Thủ tướng và các quan chức cấp cao của Nhật Bản sẽ sử dụng hai chiếc Boeing 747 được mệnh danh là "Không lực Một" và "Không lực Hai" phiên bản Nhật.

Theo đó, Không lực Một và Không lực Hai của Nhật Bản luôn đi cùng nhau trong các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo nước này.

Được biết, trước đó, trong các chuyến công du nước ngoài, quan chức chính phủ Nhật Bản chỉ thuê máy bay của hãng hàng không quốc gia Japan Airlines. Tuy nhiên đến những năm 1970, chính phủ Nhật Bản mới bắt đầu nghiên cứu việc mua chuyên cơ riêng.

Các lãnh đạo cao cấp Nhật Bản sử dụng hai máy bay trong các chuyến công du nước ngoài

Theo đó, năm 1987, Thủ tướng Nakasone quyết định chi 36 tỷ yen để mua 2 chiếc Boeing 747-400 làm chuyên cơ. Hai chiếc máy bay được bàn giao vào năm 1991. Ông Kiichi Miyazawa là Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sử dụng chuyên cơ để thăm Mỹ vào năm 1993. Nhật hoàng Akihito cũng sử dụng lần đầu vào cuối năm đó.

Theo một số thông tin, tháng 6/1993, Bộ Quốc phòng thành lập Đội đặc nhiệm trên không, chuyên phục vụ trên chuyên cơ. Và điểm đặc biệt trên chuyên cơ là nhân viên phục vụ toàn là nữ và họ đều là người của Bộ Quốc phòng.

Những nhân viên này sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng, họ phải trải qua một lớp huấn luyện đặc biệt 3 tháng về nghiệp vụ hàng không.

Air Force One Nhật Bản có chiều dài 70,7 m, sải cánh 64,9 m, cao tổng thể 19,4 m. Máy bay được trang bị 4 động cơ General Electric CF6-80C2 tương tự loại sử dụng trên Air Force One của tổng thống Mỹ, tốc độ tối đa 907 km/h, tầm bay hơn 14.000 km.

Hai máy bay này có màu sơn giống hệt nhau và sử dụng mã kiểm soát không lưu lần lượt là Air Force One và Air Force Two Nhật Bản.

Máy bay được điều hành bởi Phi đội 701, Tập đoàn Không quân Đặc nhiệm, lực lượng Phòng vệ trên Không Nhật Bản. Mỗi chiếc có khả năng vận chuyển 140 người. Điều khiển máy bay là phi hành đoàn từ 17-19 người, trong đó có 2 - 4 phi công, 3 nhân viên viễn thông và 12 tiếp viên.

Bên trong máy bay có khu vực văn phòng riêng nằm ở phần trước máy bay dành cho Thủ tướng, thành viên Hoàng gia và các nhân vật quan trọng khác. Tiếp đó là khoang dành cho các quan chức cấp cao và khoang dành cho các phóng viên tác nghiệp.

Bố trí của máy bay có đầy đủ chức năng giúp thủ tướng điều hành công việc ngay cả khi đang di chuyển trên không. Tương tự như Air Force One của tổng thống Mỹ, máy bay của Nhật Bản hoạt động như một phòng làm việc lưu động. Chính vì vậy mà chuyên cơ của Nhật Bản được gọi là "Phủ Thủ tướng biết bay”.

Hai chiếc máy bay có mày đỏ và trắng, luôn bay cùng nhau trong các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo Nhật Bản

Ngoài nhiệm vụ chính là đưa đón lãnh đạo cấp cao, Air Force One của Nhật còn sử dụng để sơ tán khẩn cấp công dân, hoặc triển khai lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài trong các tình huống đặc biệt.

Một chi tiết khá thú vị về chuyên cơ Air Force One là chỉ phục vụ cho các chuyến công tác của lãnh đạo. Thủ tướng chính phủ hay Hoàng gia Nhật Bản không được sử dụng máy bay này cho mục đích cá nhân.

Air Force One sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2018

Được biết, Air Force One sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2018. Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng phiên bản sửa đổi từ Boeing 777-300ER để thay thế cho Boeing 747-400. Máy bay mới dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2019.

Một trong những tiêu chuẩn của chính phủ Nhật Bản khi chọn chuyên cơ mới là chuyên cơ đó có khả năng bay thẳng được tới vùng East Coast của Mỹ, kéo dài từ Maine tới Florida. Ngoài ra, máy bay phải đảm bảo khả năng bay cả trong những tình huống khẩn cấp.

Thúy Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật