Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những tiết lộ “sốc” của bác sĩ phẫu thuật chuyển đổi giới tính

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một người muốn phẫu thuật từ nam sang nữ, phải chịu ít nhất 30 lần động dao kéo; từ phẫu thuật mặt, xương, gò má, xương vai, xương sườn, xương chậu...

(ĐSPL) - Một người muốn phẫu thuật từ nam sang nữ, phải chịu ít nhất 30 lần động dao kéo; từ phẫu thuật mặt, xương, gò má, xương vai, xương sườn, xương chậu... còn phẫu thuật từ nữ sang nam thì việc khó nhất là việc tạo “vùng kín”.

Ngồi nói chuyện với bác sĩ Trần Ngọc Vinh, người thường xuyên nhận được lời mời phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam, chúng tôi  mới biết được rằng, để can thiệp dao kéo vào cơ thể người muốn chuyển giới, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng khá băn khoăn. Bởi không ít người thuộc nhóm LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) đã từng tâm sự với ông rằng, họ thấy tiếc khi đặt bút ký vào đơn xin chuyển đổi giới tính. Vì sao lại tiếc?

Bệnh nhân vừa trải qua một cuộc tiểu phẫu giới tính.

Ồ ạt sang Thái để... tìm lại chính mình

Chúng tôi gặp bác sĩ Trần Ngọc Vinh tại khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh viện D., Hà Nội. Ông cho biết, vừa ra tết nên có rất nhiều bệnh nhân làm hồ sơ để phẫu phuật thẩm mỹ, trong đó có nhiều bệnh nhân cũng muốn ông và các đồng nghiệp “biến hoá” cho họ sống đúng với giới tính thật của mình. Số lượng bệnh nhân nam và nữ muốn chuyển đổi giới tính như nhau và có quyết tâm mạnh mẽ khi muốn trở về với con người thật của mình.

Theo bác sĩ Vinh, không chỉ đến các bệnh viện ở Việt Nam mà nhiều bệnh nhân còn ồ ạt sang Thái Lan để chuyển giới. Hiện nay, việc chuyển đổi giới tính ở Thái Lan còn được coi là một ngành công nghiệp, số lượng người đến đất Thái chuyển giới đông nhất trên thế giới.

Ngoài Thái Lan, một số nước châu Âu cũng đi đầu trong ngành thẩm mỹ tạo hình như Pháp, Tây Ban Nha, Anh... Ở Pháp và một số nước châu Âu có những quy định khá chặt chẽ: Đó là họ không cho phép người nam chuyển sang nữ, hoặc nữ chuyển sang nam (tức là cắt bỏ bộ phận sinh dục) vì thế người ta phải ồ ạt “đổ bộ” sang nước thứ ba để làm phẫu thuật. Bởi vậy, Thái Lan được coi là “thiên đường” trong việc đi tìm lại chính mình của nhiều người.

Ca sĩ Quách An, người chuyển từ nam sang nữ cho biết, từ năm 2006, chị đã chuẩn bị sức khỏe, tiền bạc để sang Thái Lan làm phẫu thuật chuyển giới. Năm 2011, trước khi sang Thái, chị đã từng đến gặp bác sĩ Vinh, xin tư vấn về cuộc phẫu thuật quan trọng của đời mình.

Nhiều bệnh nhân kể lại với bác sĩ Vinh rằng, khi đặt vé máy bay sang Thái Lan, họ rất hào hứng nhưng khi ngồi đợi ở phòng chờ thì họ bắt đầu thấy... sợ. Họ không biết, sau phẫu thuật, họ có được trở về nhà không và họ sợ cả những rủi ro mà “việc dao kéo” mang lại. Tuy nhiên, khát khao được sống lại với chính mình đã lấn át được những nỗi sợ mơ hồ: “Chẳng may có vấn đề gì xảy ra, tôi cũng “được chết” đúng với giới tính thật của mình. Còn hơn là sống cuộc đời “hồn Trương Ba, da hàng thịt” như từ trước đến nay...”, Hồng Ánh, một người nam chuyển giới thành nữ tâm sự.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Vinh, việc phẫu thuật giới tính ở Việt Nam cũng nên nhìn dưới góc độ xã hội. Việt Nam cũng có những phương tiện khá hiện đại, tuy nhiên với trở ngại tâm lý, người bệnh muốn đi xa để tránh gặp người quen.

Một người muốn phẫu thuật từ nam sang nữ, phải chịu ít nhất 30 lần động dao kéo; từ phẫu thuật mặt, xương, gò má, xương vai, xương sườn, xương chậu... còn phẫu thuật từ nữ sang nam thì việc khó nhất là việc tạo “vùng kín”. Đây là việc làm khó nhất, khó hơn là việc chuyển đổi từ người nam sang nữ. Vì vậy, nỗi đau thể xác mà nhiều người chuyển giới phải chịu cũng khiến người bình thường nể phục.

Ân hận vì... chuyển đổi giới tính

Người ta thường cho rằng, việc chuyển đổi giới tính chỉ là việc chuyển đổi bộ phận sinh dục mà không biết rằng, diễn biến tâm lý cũng rất quan trọng.  Bác sĩ Vinh bộc bạch rằng, nhiều ca phẫu thuật chuyển giới trên thế giới có cả bác sĩ tâm lý kèm theo.

Tại các nước có nền y học tiên tiến, bác sĩ tâm lý chính là người quyết định xem có nên cho bệnh nhân làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính không. Thời gian qua, tại Việt Nam, một số bệnh nhân đến gặp ông “xin” chuyển đổi giới tính cũng đưa bác sĩ tâm lý đi cùng.

Bác sĩ Trần Ngọc Vinh cho chúng tôi một tiết lộ khá sốc: Đó là hầu hết những bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính xong đều ân hận, thất vọng. Bác sĩ Vinh kể, đối với mọi người xung quanh, những người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính vẫn tỏ ra là hạnh phúc, mãn nguyện nhưng khi nói chuyện với các bác sĩ tâm lý, bác sĩ chuyên khoa thì lại khác. Nhiều người sau khi chuyển từ nữ sang nam, hoặc từ nam sang nữ, họ không tìm được những khoái cảm ban đầu. Họ đâm ra chán con người mới tìm lại được của mình mà trước đó, họ khát khao vô cùng.

Bác sĩ Nguyễn Hà, người có tay nghề phẫu thuật thẩm mỹ, chuyển giới chỉ sau bác sĩ Vinh ở Việt Nam cho biết: “Có ít nhất sáu người (từ Tết đến giờ – PV) chuyển giới tính sang con người mới tâm sự rằng, đã bị stress và phải vào khoa thần kinh điều trị. Lý do là sau một thời gian “hồ hởi” sống đúng với giới tính thật của mình, nhiều bệnh nhân suy sụp vì không tìm được niềm vui trong cuộc sống. Họ bị chính bạn tình so sánh với những người nam, người nữ thật. Một số người nam chuyển sang nữ sau một thời gian sống dặt dẹo thì chuyển nghề làm... gái mại dâm, chuyên phục vụ những người có giới tính thứ ba”.

Vì thế, bác sĩ Hà khuyên, “trời sinh” ra người nữ trong cơ thể nam giới và ngược lại thì cũng không nên can thiệp dao kéo. Bởi, họ vẫn sống đúng được với giới tính thật của mình chứ không nên tạo hình một người mới với lý do: Tìm lại con người thật của mình bằng dao kéo. Vì phẫu thuật chuyển giới để lại hệ lụy rất khó kiểm soát về sau, nhất là vấn đề tâm lý.

Theo chỉ dẫn của bác sĩ Vinh, chúng tôi mới gặp được chị Quyên – một người từng chuyển đổi giới tính ở Thái Lan và đã từng gặp bác sĩ Vinh để làm một số tiểu phẫu giới tính. Chị Quyên rất dè dặt khi nói chuyện.

Chị nói, ở Việt Nam, mọi người vẫn coi những người chuyển giới là những “sinh vật lạ” nên chị chưa tự tin, chỉ khi sinh hoạt tại cộng đồng LGBT thì mới thoải mái nói, cười. Câu chuyện cởi mở hơn khi chị trầm ngâm cho chúng tôi biết, sau một thời gian chuyển đổi giới tính, nhiều lúc chị cảm thấy lạ lẫm, buồn chán với cơ thể nữ của mình. Mặc dù từ nhỏ, chị đã sống như một cô gái với tính cách, giọng nói và ngoại hình nữ. Nhất là lúc thăng hoa trong tình yêu, chị không thể tìm được khoái cảm. Vì thế chị Quyên cho rằng, một khi đã quyết định tìm lại con người thật của mình, bệnh nhân nên xác định rằng, có thể có những nỗi buồn và cả sự ân hận.

Theo bác sĩ Vinh, trước khi “động dao kéo”, bệnh nhân nên suy nghĩ thật kỹ để có những quyết định sáng suốt. Bởi việc chịu đựng từ 30 – 40 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ cũng khiến cho nhiều người bị... lãnh cảm, không có những cảm xúc trong chuyện “yêu” nữa.

Hạnh phúc hiếm hoi...

Ca sĩ Duy Nam – người từng phẫu thuật từ nam sang nữ cho biết: “Nhiều chuyên gia tâm lý đều khuyên tôi rằng: Trước khi đi làm phẫu thuật giới tính phải cân nhắc và tham khảo thật kỹ. Bởi những người chuyển giới đều chung số phận: Vĩnh viễn không có con hoặc rất khó có con, phải uống thuốc kích thích tố nam hoặc nữ suốt đời, vẻ mỹ miều bên ngoài chỉ trụ được 5-10 năm, sau đó thân hình, da dẻ mau chóng già nua hơn người bình thường. Ngoài việc đau đớn thân xác và tốn kém nhiều chi phí cho 2-3 năm phẫu thuật, người chuyển giới vẫn phải tiếp tục dùng nội tiết tố và cần được bác sĩ theo dõi mãi mãi. Về đời sống tình dục cũng rất bất ổn. Hiếm hoi lắm mới có một người chuyển giới tìm được hạnh phúc gia đình thực sự”.

Tin nổi bật