Thực phẩm nào khiến con người dễ bị dị ứng?
- Ở người lớn, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm, cua, đậu phộng, các loại hạt như quả óc chó, quả hồ đào, cá.
- Ở trẻ em, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng là: Đậu phộng, các loại hạt như quả óc chó, quả hồ đào, trứng, sữa bò, đậu nành, lúa mì.
Ảnh minh họa.
Hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa
Hội chứng này còn được gọi là hội chứng dị ứng miệng. Hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa ảnh hưởng đến nhiều người bị sốt mùa hè. Trong tình trạng này, một số loại trái cây và rau quả tươi hoặc các loại hạt và gia vị có thể gây ra phản ứng dị ứng khiến miệng bị ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng này dẫn đến sưng cổ họng hoặc thậm chí sốc phản vệ.
Protein trong một số loại trái cây, rau, quả hạch và gia vị gây ra phản ứng vì chúng tương tự như protein gây dị ứng được tìm thấy trong một số loại phấn hoa. Đây là một ví dụ về phản ứng chéo.
Khi bạn nấu các thực phẩm gây ra hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa, các triệu chứng của bạn có thể ít nghiêm trọng hơn.
Một số loại hoa quả, rau, hạt và gia vị có thể gây ra hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa:
Ảnh minh họa.
Hạnh nhân, táo, mơ, cà rốt, rau cần tây, quả cherry, hạt dẻ, đào, đậu phộng, lê, mận, khoai tây sống, đậu tương, một số loại thảo mộc, và gia vị (hồi, rau mùi, thì là, rau mùi tây), chuối, dưa chuột, dưa hấu, bí, kiwi, cam, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, cải bắp, cần tây, súp lơ, tỏi, củ hành.
Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xảy ra trong vòng 2 phút đến 2 giờ sau khi ăn. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất bao gồm:
- Ngứa khắp người hoặc ngứa trong miệng
- Phát ban, ngứa hoặc chàm
- Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
- Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Sốc phản vệ
Ảnh minh họa.
Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng nghiêm trọng, gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng đe dọa tính mạng, gồm:
- Hạn chế và thắt chặt đường thở
- Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khiến bạn khó thở
- Sốc vì huyết áp giảm nghiêm trọng
- Mạch nhanh
- Chóng mặt hoặc mất ý thức
Khi có những triệu chứng này, ngay lập tức cần đưa người bị dị ứng đi cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng.
Điều trị dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm cần nhận biết sớm và điều trị theo nguyên tắc tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Chính vì vậy, khi thấy có biểu hiện của dị ứng, cần ngừng ăn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi các triệu chứng của bệnh có thuyên giảm không. Khi phát hiện chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng, hãy ngừng ăn thực phẩm này cũng như các chế phẩm của loại thức ăn trên.
Đối với dị ứng thực phẩm nhẹ, không cần dùng thuốc điều trị mà cơ thể có thể tự điều chỉnh. Đối với biểu hiện dị ứng nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị.
Đối với người có tiền sử dị ứng thực phẩm nổi mẩn đỏ, ngứa, sốt… cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để điều trị kịp thời.
Dị ứng thức ăn hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị dị ứng phải tránh tiếp xúc với loại protein thức ăn đã gây dị ứng. Một số loại thuốc có thể sử dụng để ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc điều trị các phản ứng dị ứng. Chính vì vậy, trong một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng, để có thể đến các khoa Dị ứng - Miễn dịch tại các bệnh viện để thăm khám kiểm tra các test dị nguyên. Không được tự ý mua hay sử dụng thuốc bởi hành động này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khôn lường như sốc phản vệ, dị ứng nặng hơn.
Nguyễn Linh (T/h)