Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thay đổi vừa đáng mừng vừa "đáng sợ" của gia đình Việt

(DS&PL) -

Địa vị giữa các thành viên trong gia đình trở nên dân chủ, bình đẳng là một trong những thay đổi tích cực trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay.

Địa vị giữa các thành viên trong gia đình trở nên dân chủ, bình đẳng là một trong những thay đổi tích cực trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, gia đình Việt vẫn đang đối mặt với một số vấn đề như quy mô thay đổi, tỷ lệ ly hôn tăng nhanh…

Tuổi thọ người Việt tăng gấp đôi sau nửa thế kỷ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tuổi thọ của người Việt Nam trong những thập kỷ qua liên tục tăng, nếu năm 1960 tuổi đời của người Việt trung bình chỉ đạt 40 năm (thế giới là 48 năm) thì đến nay tuổi thọ của người Việt đã tăng lên 73,2 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7\% dân số) vượt tuổi thọ trung bình của thế giới (trung bình thế giới là 69 tuổi). Dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của người Việt sẽ tăng lên 80,4 tuổi.

Tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng tăng

Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai rộng khắp và ngày càng đi vào chiều sâu. Theo số liệu thống kê mới được công bố, năm 2015, cả nước có 19 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa trong tổng số 22 triệu gia đình, đạt tỷ lệ 85,03\%, tăng 2\% so với năm 2014.

Những vấn đề trên đây đã phản ánh phần nào bức tranh của gia đình Việt. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Phát huy sự sẻ chia trong gia đình

Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ. Sự bình đẳng, dân chủ biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải khuôn mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng : “chồng chúa vợ tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và người phụ nữ mặc nhiên chấp nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi nhà với những công việc bếp núc, nữ công gia chánh, không được học hành, giao lưu, không được tham gia các công tác xã hội…

Ngày nay, nữ giới đã được tham gia nhiều hoạt động. Tỷ lệ nữ tham chính cũng ngày một tăng. Nam giới cũng sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình với người phụ nữ.

Trong các gia đình Việt hiện nay, các bậc cha mẹ đã có sự tôn trọng quyền tự do cá nhân của con cái thể hiện ở việc trao quyền cho con cái trong các quyết định hôn nhân và lựa chọn nghề nghiệp chứ không còn nặng nề quan niệm "cha mẹ đặt đâu, con ngồi" đó như xưa. Điều này cũng thể hiện sự thay đổi đáng kể trong việc lựa chọn các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình.

Mỗi phụ nữ Việt Nam sinh trung bình 2,09 con

Tổng tỷ suất sinh ở thành thị là 1,84 con/người, nông thôn là 2,22 con/người. Mô hình sinh vẫn tiếp tục chuyển từ sinh “sớm” sang sinh “muộn”, thể hiện ở khuynh hướng phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi muộn hơn, khu vực thành thị tập trung ở độ tuổi từ 25-34, nông thôn là 20- 29. Thông tin này được đề cập trong cuốn sách “Thực trạng dân số Việt Nam” của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong gia đình Việt liên tục từ năm 2006 đến nay: 109,8 bé trai/100 bé gái (năm 2006) lên 113,8 bé trai/100 bé gái (năm 2013), mất cân bằng cả ở nông thôn và thành thị; người có điều kiện kinh tế, học vấn cao hơn lại lựa chọn giới tính khi sinh nhiều hơn. Theo dự báo đến năm 2050, VN thừa 3-4 triệu đàn ông không lấy được vợ.

27,5\% gia đình Việt có xung đột

Theo khảo sát trên 1.500 người của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và Môi trường (iSEE) tiến hành trong tháng 5 và tháng 6/2015, gia đình Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như xung đột, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình (27,5\%), ngoại tình (16\%), nợ quá khả năng chi trả (9,9\%) và các vấn đề khác.

Đặc biệt, tình trạng ngoại tình được phụ nữ cảm nhận nghiêm trọng hơn nam giới. Cứ 10 chị em thì có hai người cảm thấy đây là vấn đề trong gia đình mình, trong khi con số này ở nam giới chỉ khoảng 1/10.

Quy mô gia đình thay đổi

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, quy mô hộ gia đình của Việt Nam cũng đang có những thay đổi đáng kể. Cả nước hiện có hơn 24 triệu hộ gia đình, trong đó quy mô gia đình nhỏ (có 2-4 người) là phổ biến nhất (chiếm gần 65\%), còn rất ít hộ trên 7 người. Số hộ độc thân chiếm tỷ trọng nhỏ (8\%) nhưng đang có xu thế tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây.

Phụ nữ làm đơn ly hôn cao gấp 2 lần đàn ông

Số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Thống kê của ngành tòa án cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ.

Hơn nữa, theo một số thống kê, tỷ lệ phụ nữ làm đơn ly hôn cao gấp 2 lần so với đàn ông, sức chịu đựng trung bình của một người phụ nữ trong một cuộc hôn nhân trước khi ly hôn là khoảng 9 năm. Vì vậy, đây chắc hẳn là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với đàn ông Việt Nam.

Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2\%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6\% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7\%); ngoại tình (25,9\%); kinh tế (13\%); bạo lực gia đình (6,7\%).

Cách xưng hô trong gia đình tùy tiện

Cách xưng hô, ứng xử trong từng gia đình có thể phản ánh một gia đình có nề nếp, gia phong hay không? Một con người có văn hoá hay không?. Tuy nhiên cách xưng hô hiện nay trong gia đình Việt có sự thay đổi. Trước đây, các thế hệ sống chung dưới một mái nhà với các mối quan hệ như: ông bà, cha mẹ, ông bà, cháu, cha mẹ, con cái, anh chị em với nhau... với cách xưng hô tương ứng đã tạo nên một lối hành xử bất thành văn nhưng được đảm bảo thực hiện bằng bổn phận và trách nhiệm của nhau trong một gia đình họ hàng dòng tộc.

Ngày nay, trong quan hệ vợ chồng đã có sự thay đổi trong cách xưng hô một cách phong phú và đa dạng hơn, đôi khi còn mang tính tuỳ tiện, thiếu chuẩn mực.

Vợ chồng sau một hồi khẩu chiến đã trút hết các “mỹ từ” lên nhau, công khai chỉ trích nhau ngay trước mặt con cái mà không nghĩ rằng những từ ngữ đó sẽ in đậm trong đầu óc của những đứa con sau này. Quan hệ cha mẹ, con cái, anh em còn phức tạp hơn – gọi nhau là “mày, tao; đồ này, đồ nọ...”. Chính ngôn từ đó đã làm cho trẻ khi ra ngoài xã hội, khi ứng xử đã trở nên thiếu tính mềm mỏng, thô lỗ, cục cằn và chống đối.

HÀ MY

Nguồn: Gia đình & Xã hội

Xem thêm video:

[mecloud]jET9SCvrkM[/mecloud]

Tin nổi bật