Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những tác phẩm nổi tiếng của cố nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

(DS&PL) -

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đã cống hiến cho đời rất nhiều bài thơ, ca khúc đi cùng năm tháng như Làng Quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Lá cờ thơ, Nương thân...

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đã cống hiến cho đời rất nhiều bài thơ, ca khúc đi cùng năm tháng như: Làng Quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Lá cờ thơ, Đồng dao cho người lớn,...

[presscloud]6805[/presscloud]

Bài hát "Làng quan họ quê tôi" do cố nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác

Sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đã qua đời vào lúc 19h50 phút hôm nay (7/1) tại bệnh viện Bạch Mai, hưởng dương 72 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25/8/1947 trong một gia đình nho học ở làng Trường Khê (nay là Diễn Hoa), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia quân đội từ năm 1969, làm Trưởng đoàn Văn công xung kích Đoàn 22B và Sư đoàn 314B (Quân khu 4).

Sau năm 1975, ông chuyển về Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I. Năm 1988, ông chuyển về làm việc tại Hội VHNT Bình Trị Thiên, sau đó là Hội VHNT Thừa Thiên Huế, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội. Từ năm 1997, ông làm Thư ký tòa soạn tạp chí Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Thơ kiêm Trưởng ban biên tập báo Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

Cố nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo thời trẻ.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác ca khúc từ năm 1970, với kiến thức học được từ những lớp sáng tác âm nhạc ngắn hạn trong quân đội, đặc biệt là tự học. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông có nhiều tác phẩm được biểu diễn và phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam như: Đất nước Bác Hồ và cuộc hành quân không nghỉ (tổ khúc hợp xướng), Cái dốc nó cao...

Sau năm 1975, ông có nhiều ca khúc được công chúng yêu thích như: Làng Quan họ quê tôi (lời phỏng thơ Nguyễn Phan Hách), Tình ca bên một dòng sông, Đôi mắt đò ngang, Con dế buồn (thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường), Khúc hát sông quê (lời phỏng thơ Lê Huy Mậu)... Ca khúc của ông giàu chất thơ, đậm đà âm hưởng dân ca. Một số tác phẩm của ông đã được trình diễn tại Đức (Dàn nhạc Giao hưởng Lepzig), Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Canada, Mỹ...

Các ấn phẩm của cố nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đã xuất bản: Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Trọng Tạo và băng âm thanh Tình khúc bốn mùa (Nxb Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996), Khúc hát sông quê (2004).

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo tại đêm nhạc "Nguyễn Trọng Tạo-Khúc hát sông quê". Ảnh: ANTĐ

Với những cống hiến lớn lao cho nghệ thuật nước nhà, trong sự nghiệp của mình ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như “Giải đặc biệt Văn học Nghệ thuật Hà Bắc 1981”;  Giải Nhì cuộc thi ca khúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Bộ Văn hóa 1984-1985; 4 Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương với ca khúc “Đôi mắt đò ngang”.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trọng Tạo còn là một nhà thơ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam, ông chính là tác giả của bài “ Lá Cờ Thơ” và các tác phẩm như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương Thân”, “Thế giới không còn trăng”, “Con đường của những vì sao”, “Tình ca người lính”.  Ông đã xuất bản 20 đầu sách thơ, trường ca,văn xuôi, phê bình – tiểu luận, và được nhiều giải thưởng thơ, văn. Đồng thời đã trình bày khoảng 500 bìa sách và từng nhận 2 giải thưởng Bìa sách đẹp của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Báo Tiền Phong dẫn lời nhận xét về các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo của nhà lý luận phê bình, và là dịch giả văn học Việt Nam đương đại, nguyên hiệu trưởng Trưởng viết văn Nguyễn Du, ông Hoàng Ngọc Hiến: “Thơ của Nguyễn Trọng Tạo là thơ của những cái chớp mắt... Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Trọng Tạo không hề dễ dãi, và, lấp lánh vô tận như những cái chớp mắt...””. 

Trong khi đó nhà thơ Vũ Cao cho rằng: “Nếu người đọc muốn tìm thấy ở thơ Nguyễn Trọng Tạo câu trả lời chức năng của thơ là gì thì khó mà có một lời giải đáp cụ thể. Ta thấy thơ anh không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì. Anh như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp ồn ào qua lại. Thật khó có thể xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào. Ngòi bút anh thoải mái với những điều không phải dễ nói ra...”.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật