Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những sự thật ngờ về lãnh cung: Địa điểm bí ẩn, đáng sợ bậc nhất Tử Cấm Thành

(DS&PL) -

Trong phim, lãnh cung luôn là nơi ác mộng đối với những phi tần, mỹ nữ chốn hậu cung. Tuy nhiên, có nhiều sự thật liên quan tới địa danh này mà không phải ai cũng biết.

Trong các bộ phim, lãnh cung luôn là nơi ác mộng đối với những phi tần, mỹ nữ chốn hậu cung. Tuy nhiên, có nhiều sự thật liên quan tới địa danh này mà không phải ai cũng biết.

Tử Cấm Thành. Ảnh: Getty

Tử Cấm Thành còn được biết tới với tên gọi Cố Cung, là hoàng cung của triều đình phong kiến thời Minh - Thanh.

Công trình kiến trúc này được xây dựng dưới thời của Minh Thành Tổ Chu Đệ, từng là nơi ở của tổng cộng 24 vị Hoàng đế, cho tới nay đã có tuổi đời gần 600 năm.

Tử Cấm Thành có diện tích lên đến 720.000 mét vuông, sở hữu 9.999 gian phòng. Mỗi cung điện, gian phòng thuộc nơi đây đều khoác lên mình vẻ uy nghi, bí ẩn, cũng được bao phủ bởi không ít giai thoại và truyền thuyết ly kỳ.

Tương truyền rằng, trong số gần mười ngàn gian phòng ở Tử Cấm Thành, nơi gây ra nhiều nỗi ám ảnh nhất cho những người trong hoàng cung năm xưa chính là Lãnh cung.

Lãnh Cung thực sự nằm ở đâu trong Tử Cấm Thành?

Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, Cố Cung không xây dựng lãnh cung tại một địa điểm cố định nào.

Lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành chỉ đơn giản là một căn phòng tối dùng để giam lỏng hậu phi, vị trí cụ thể cũng thay đổi qua mỗi đời vua.

Những năm dưới thời Minh Hy Tông, Thành phi Lý Thị từng bị giam vào lãnh cung. Bấy giờ, lãnh cung nằm ở gian phòng phía tây Ngự Hoa Viên. Nhưng tới thời Quang Tự, Trân Phi lại bị giam vào lãnh cung ở phía bắc thuộc Các Cảnh Kỳ.

Như vậy, không khó để nhận thấy vào mỗi đời vua khác nhau, vị trí của lãnh cung cũng có sự thay đổi.

Lãnh cung - Những cái chết bi thảm

Chiếc giếng huyền thoại nằm bên trong lãnh cung được ví như "mồ chôn nước". Ảnh: pinterest.com

Theo lịch sử, vào thời Quang Tự nhà Thanh, Trân Phi mà hoàng đế Quang Tự yêu mến bị Từ Hy Thái Hậu giam lỏng tại gian phòng phía bắc của Cát Cảnh Kỳ. Rồi sau đó mỹ nhân bạc mệnh này bị Thái Hậu cho người ép nhảy xuống giếng mà chết.

Còn vào thời nhà Minh, Cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông - Chu Du Hiệu. Khách Thị cấu kết với thái giám Ngụy Trung Hiền và nắm nhiều quyền thế trong cung. Tất cả những người không vừa ý Khách Thị đều bị hãm hại.

Như Trương Dụ Phi có lời qua tiếng lại với Khách Thị nên bà ấy đã ôm hận trong lòng và đặt điều nói xấu Dụ Phi trước mặt Hoàng đế Hy Tông. Khách Thị nói rằng đứa con mà Trương Dụ Phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế.

Ngay khi nghe tin này, Hy Tông đã cảm thấy vô cùng tức giận và lập tức tống Trương Dụ Phi vào lãnh cung ở vị trí sau này là Ngự Hoa Viên của nhà Thanh. Trong suốt thời gian bị nhốt ở đây, Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến cho Trương Dụ Phi bị chết đói thê thảm chốn cung cấm.

Một thời gian sau, Thành Phi - một phi tần khác của Hy Tông - có lòng tốt, đã đem câu chuyện bi thảm của Trương Dụ Phi giải thích với hoàng đế. Thế nhưng cũng như Dụ Phi, Thành Phi bị Khách Thị biết được chuyện này và tìm cách hãm hại bằng cách làm giả chỉ dụ của hoàng đế giam Thành Phi vào lãnh cung.

Thành Phi đoán biết trước được tương lai của mình trong lãnh cung nên đã chủ động giấu sẵn đồ ăn và thoát được cảnh chết đói.

Cung Tiêu Diêu: Lãnh cung cho đàn ông

Không nhiều người biết rằng, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, lãnh cung cũng được dùng để giam giữ đàn ông và kết cục của họ cũng bi thảm như những người phụ nữ.

Cung này được đặt tên khá mỹ miều là Cung Tiêu Diêu, nghĩa là hạnh phúc và gắn liền với Hoàng đế sáng lập nhà Minh, Chu Nguyên Chương. Vị hoàng đế này từng có tuổi thơ cơ cực do đó rất ghét người lười nhác. Ông quy định cho quần thần và dân chúng chỉ được nghỉ ba ngày một năm là năm mới, đông chí và ngày sinh nhật của ông.

Tất cả những người cờ bạc hoặc rỗi rãi dắt chó, cầm lồng chim đi dạo thì đều phải giam vào Lầu Tiêu Diêu, biến nơi hạnh phúc trở thành nơi những kẻ lười nhác phải chết đói.

Lầu Tiêu Diêu vốn ở kinh đô cũ của triều Minh. Sau khi nhà Minh dời đô về Bắc Kinh, Cung Tiêu Diêu được xây dựng. Cung này về sau không còn giam những người bình dân nữa mà thành nơi giam giữ phạm nhân và các thái giám. Họ bị bỏ đói cho đến chết. Sau đó, dưới thời nhà Thanh, "truyền thống" này của Cung Tiêu Diêu cũng được kế thừa.

Cấm cung cho gái “quả phụ”

Lãnh cung không thiếu thốn về vật chất nhưng hành hạ người ta bằng tinh thần. Ảnh: pinterest.co.uk

Thường các vị hoàng đế Trung Quốc yểu mệnh do hoang dâm vô độ hoặc sức khỏe vốn yếu ớt lại phải gánh nhiều trọng trách nặng nề của đất nước.

Vì thế, khi nhiều vị hoàng đế đã băng hà, cung tần mỹ nữ của họ vẫn còn “tồn kho” rất nhiều, đa phần trong số đó tuổi đời rất trẻ.

Có những phi tần, cung nữ khi hoàng đế mất cũng chỉ bước vào lứa tuổi 18, 20. Tuy nhiên theo quy định của hoàng cung, cuộc đời sau này của họ sẽ chỉ sống để thờ chồng mà không được phép lấy chồng khác.

Vì thế, sau khi hoàng đế mất, những phi tần, cung nữ thường bị đẩy vào những cung cấm chỉ dành cho gái quả phụ như: Từ Ninh cung, Thọ An cung hoặc Thọ Khang cung. Đối với những người tuổi xuân còn phơi phới và căng tràn nhựa sống như những cô gái trên lại bị đẩy vào chốn lãnh cung sống để thờ chồng.

Nơi lãnh cung họ phải sống lặng lẽ, cô quả như những nữ tu hành nên gọi đó là những “quả phụ viện”. Họ cả ngày chỉ ra ra vào vào, hết đọc sách rồi lại ngâm thơ, hoặc ngắm trăng thưởng nguyệt với những... cô hầu gái và thái giám.

Vì thế, tâm trạng của những phi tần, cung nữ này thường u uất, chán nản, tuyệt vọng, mất ngủ triền miên dẫn đến nhiều căn bệnh.

Đâu là lý do khiến lãnh cung không được mở cửa cho khách tham quan?

Tử Cấm Thành xưa kia chính là nơi ở của Hoàng đế, người bình thường khó có cơ hội tiến vào. Ngay cả khi được triệu vào, họ cũng không được phép đi lung tung ở nơi vốn là trọng địa của hoàng gia.

Chính vì vậy, hiểu biết của bách tính xưa kia về hoàng cung vốn rất ít, mà những thông tin về lãnh cung lại càng thêm khan hiếm.

Sau này, Cố Cung được mở cửa công khai và trở thành điểm du lịch cho du khách tự do tham quan. Tuy nhiên, một số địa điểm trong hoàng cung khổng lồ này vẫn bị niêm phong để tránh gây ra những tin đồn thất thiệt. Lãnh cung chính là một trong số đó.

Không ít người đặt ra nghi vấn về việc tại sao lãnh cung không được mở cửa đón khách du lịch.

Phải tới khi vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi đã xuất bản cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" vào những năm cuối đời mình, hậu thế mới tìm ra câu trả lời chính xác cho nghi vấn ấy.

Phổ Nghi là thành viên hoàng tộc đầu tiên và duy nhất lên tiếng về việc niêm phong lãnh cung. Ảnh: Baike.

Theo lời giải thích của Phổ Nghi, lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành đều là những nơi hết sức đổ nát. Khi chế độ phong kiến còn tồn tại, địa điểm này vốn đã không được Hoàng đế để tâm hay chú ý. 

Hơn nữa, tới cuối thời nhà Thanh, quốc khố thiếu hụt, hoàng cung lại quá rộng lớn, triều đình hoàn toàn không muốn phí hoài tiền bạc cho việc tu bổ lãnh cung.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành vốn đã hoang tàn lại càng trở nên cũ kỹ, đổ nát.

Đối với lý giải của Phổ Nghi, Chủ nhiệm Viện Bảo tàng Cố Cung cũng từng đưa ra ý kiến tương tự. Theo đó, lãnh cung không có nhiều giá trị tham quan, hơn nữa đã rất tàn tạ, việc tu bổ lại vô cùng phức tạp và tốn kém.

Vì không được tu sửa suốt nhiều năm, lãnh cung đã trở thành một địa điểm thiếu an toàn, nếu tham quan có thể đe dọa tới tính mạng của du khách.

Đây mới chính xác là lý do khiến lãnh cung cho tới hiện tại vẫn là địa điểm bị niêm phong và không mở cửa cho du khách, chứ không phải do âm khí quá nặng như nhiều người vẫn nghĩ.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật