Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí ẩn bên trong Tử Cấm Thành: Cuộc cạnh tranh khốc liệt của những tài nữ "trăm người chọn một"

(DS&PL) -

Tất cả những người phụ nữ trong Tử Cấm Thành đều được lựa chọn cẩn thận với nhiều tiêu chí khắt khe, sau đó sống tách biệt suốt cuộc đời ở trong các cung điện.

Tất cả những người phụ nữ trong Tử Cấm Thành đều được lựa chọn cẩn thận với nhiều tiêu chí khắt khe, sau đó sống tách biệt suốt cuộc đời ở trong các cung điện.

Hầu hết những phụ nữ trong Tử Cấm Thành được tuyển dụng làm nô tì và nữ quan, nhưng cũng có một nhóm người khác được lựa chọn làm người "hầu hạ" chăn gối. Nhóm người đặcc biệt này mang trọng trách sinh con, duy trì nòi giống cho Hoàng đế. Những người sinh con trai (Hoàng tử) được nâng lên thành Hoàng hậu hoặc Quý phi...

Chọn tú nữ

Từ thời nhà Tấn (265-420 sau Công nguyên), triều đình đã bắt đầu lựa chọn tú nữ. Cho đến sau này, các tiêu chuẩn lựa chọn được thay đổi dần theo thời gian và đặc biệt là phải phù hợp với nguyện vọng của các vị Hoàng đế.

Ví dụ, đến triều đại nhà Minh, không có gia đình nào được miễn lựa chọn. Theo đó, tất cả những cô gái trẻ chưa lập gia đình trên khắp cả nước đều phải trải qua quá trình lựa chọn tú nữ. Chỉ những người đã kết hôn hay bị khuyết tật có chứng nhận mới được miễn.

Hay đến thời Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh (1638-1661), luật tú nữ thay đổi khá nhiều bằng việc tập trung chọn lựa chủ yếu đối với người Mãn Châu và Mông Cổ, hạn chế người Hán.

Tiêu chí lựa chọn khắt khe

Vào thời đại nhà Thanh, vào ngày chỉ định, các cô gái trẻ được đưa vào Võ Thần của Tử Cấm Thành để kiểm tra. Họ sẽ được đi cùng với cha mẹ hoặc người thân gần nhất, cùng với người đứng đầu gia tộc và các quan chức địa phương.

Quy trình lựa chọn cung tần, mĩ nữ rất gắt gao trong xã hội phong kiến xưa. Ảnh: SCMP

Nền tảng xã hội không có rào cản với việc đa thê, vậy nên, nhiều Hoàng đế ưa thích chọn vợ lẽ trong dân gian, chỉ cần họ cảm thấy vừa mắt và ưa thích. Trong khi đó, Hoàng hậu là một vị trí ngoại lệ - luôn là con cháu của một gia tộc quan lại cấp cao, có ảnh hưởng tới triều chính.

Sau đó, khoảng gần 100 người được lựa chọn cuối cùng để trở thành vợ vua đều phải trải qua kiểm tra sức khỏe thể chất, bao gồm nghiệm thân, có mắc các chứng bệnh như nhiễm trùng da hay mùi cơ thể hay không. Những cô gái trẻ cũng được dạy dỗ từ cách cư xử như ăn nói, đi đứng, cử chỉ… Họ cũng học về các loại hình nghệ thuật như hội họa, đọc thơ, viết chữ, đánh cờ và khiêu vũ.

Cuối cùng, các ứng cử viên nổi bật dành nhiều ngày để phục vụ cho Thái hậu. Họ sẽ phải loại bỏ các thói quen ban đêm như ngáy, phát ra mùi hôi, nói nhiều...

Vào năm 1621, Hoàng đế Minh Hy Tông có cơ hội lựa chọn những người vợ của mình từ 5.000 cô gái trẻ trong độ tuổi từ 13-16 trên khắp cả nước.

Tại vòng tuyển chọn đầu tiên, 100 cô gái sẽ đứng thành 1 hàng để được xem xét. Sau đó, 1.000 người bị loại vì quá cao, quá thấp, quá mập hoặc quá gầy. Ngày tiếp theo, các cô gái sẽ được kiểm tra cơ thể, đánh giá giọng nói… Cuối ngày, chỉ còn lại khoảng 2.000 người.

Ngày thứ ba, 2.000 tài nữ sẽ được kiểm tra phong thái, cử chỉ và 1.000 người sau đó tiếp tục bị loại. Sau đó, họ phải trải qua đánh giá về sức khỏe và cuối cùng chỉ 300 người được giữ lại. Những cô gái được đánh giá là "hoa nhường nguyệt thẹn"sẽ sống trong cung khoảng 1 tháng để theo dõi phẩm chất đạo đức, trí thông minh, sự hiểu biết. 50 người cuối cùng sẽ được xếp hạng dựa theo khả năng về mặt toán học, văn học và nghệ thuật.

Thế nhưng, cuộc sống bên trong chiếc "lồng son" mang tên Tử Cấm Thành vô cùng nghiệt ngã. Sau hàng loạt cuộc tuyển chọn, chỉ một vài trong số những người này có khả năng “tranh sủng”, được Hoàng đế chú ý và giành được nhiều quyền lợi cho bản thân, gia tộc. Những người còn lại, hầu hết họ phải trải qua cuộc đời gò bó bên trong Tử Cấm Thành, sống trong sự cô đơn và cay đắng.

Có lẽ, ở giai đoạn này, vẻ đẹp sắc nước hương trời phải chăng là một “lời nguyền” chứ không phải là một phước lành ở Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử phong kiến.

Tử Cấm Thành xa hoa, mĩ lệ cũng có thể là nơi "giam cầm" cuộc đời của những người phụ nữ. Ảnh: Getty

Cuộc sống tẻ nhạt, bị kiểm soát gắt gao

Cho dù được sủng ái hay bị Hoàng đế lãng quên thì cuộc sống của những phụ nữ trong Tử Cấm Thành luôn có một điểm giống nhau đó là bị kiểm soát gắt gao. Cho dù là Hoàng hậu hay những người vợ khác của vua đều bị nghiêm cấm qua lại với bất kỳ người đàn ông nào khác.

Hầu hết các hoạt động của Hoàng hậu, Quý phi hay những phi tần dù được sủng ái hay không đều được giám sát bởi các thái giám - những người nắm giữ quyền lực lớn trong hậu cung. Những phi tần này thường xuyên được yêu cầu tắm rửa và được kiểm tra sức khỏe trước khi Hoàng đế đến cung điện nơi họ ở.

Với hàng trăm, đôi khi hàng ngàn người vợ, người thiếp của Hoàng đế, bất cứ người phụ nữ nào được ân sủng đều phải chịu sự cạnh tranh, ghen tuông. Trên thực tế, nhiều người trong số những cô gái được tuyển chọn đã dành toàn bộ cuộc đời trong cung điện, không có bất kỳ liên hệ nào với Hoàng đế. Họ sống yên tĩnh, thăm hỏi lẫn nhau, và kết thúc cuộc đời trong sự cô đơn.

Chế độ đa thê xuyên suốt lịch sử phong kiến Trung Quốc

Đa thê là một thực tế phổ biến ở Trung Quốc thời từ xa xưa. Thế nhưng, chế độ đa thê này chủ yếu dành cho những người đàn ông quý tộc ở tầng lớp thượng lưu, giàu có mới có đủ khả năng để “nuôi” nhiều bà vợ. Ở một phương diện khác, theo quan niệm cổ đại, đa thê được xem như là một sự khẳng định về khả năng, sức mạnh của nam giới.

Khổng giáo nhấn mạnh khả năng của một người đàn ông trong việc quản lý gia đình, sinh con đẻ cái như là một phần quan trọng của sự phát triển cá nhân. Trong trường hợp của Hoàng đế, việc đảm bảo có ít nhất một lựa chọn cho người kế vị ngai vàng là hết sức cấp bách.

Những người phụ nữ Hoàng tộc trong xã hội phong kiến Trung Quốc được phân cấp bậc và vai trò rất rõ ràng. Ảnh minh họa: SCMP

Chế độ đa thê tập trung vào sự phân biệt rõ ràng giữa người vợ chính thức và vợ lẽ. Vợ chính thức có quyền lợi vượt trội hơn hẳn những người khác, phải chịu trách nhiệm quản lý hậu cung hoặc phủ đệ, kiểm soát hành vi của các bà vợ khác để gia đình được yên ấm, hài hòa.

Ngoài ra, phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến cũng không được phép ghen tuông (công khai). Đặc biệt là những người vợ chính thức, được dạy rằng họ phải “vượt lên cảm xúc trần tục”. Niềm tin về việc địa vị của họ ở mức cao hơn có lẽ đã giúp họ phần nào quên đi cảm giác cay đắng, ghen tị và ganh đua.

Về phần mình, người chồng không nên yêu thích, chăm sóc duy nhất một người vợ. Tình cảm phải được “phân bố đồng đều”. Ngoài ra, chế độ đa thê chỉ có thể tồn tại bằng cách tuân theo một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt. Mỗi triều đại đều có bộ quy định và cấp bậc riêng cho các bà vợ hoàng tộc. Hoàng hậu được xếp hạng ở trên cùng, với nhiều người vợ ở cấp dưới, có quyền lực thấp hơn theo thứ tự.

Đời sống tình dục của Hoàng đế

Vào thời phong kiến, người ta tin rằng việc tổ chức đời sống tình dục của Hoàng đế là điều cần thiết để duy trì sự thịnh vượng của toàn bộ đất nước. Có những thái giám chuyên phụ trách “lịch trình quan hệ tình dục của Hoàng đế”, giữ mọi việc diễn ra theo đúng trật tự luân phiên.

Ở Trung Quốc, và một số nước châu Á khác, tuổi được xác định từ thời điểm thụ thai, không phải là thời điểm sinh. Người Trung Quốc tin rằng phụ nữ có nhiều khả năng thụ thai trong suốt kỳ Trăng tròn. Hoàng hậu và các Quý phi sẽ được quan hệ với Hoàng đế vào khoảng thời gian này bởi vì người ta cho rằng trẻ em có đức hạnh, sự mạnh mẽ sẽ được hình thành vào những đêm đó. Các thiếp cấp thấp hơn có thể sẽ được sủng hạnh vào đầu kỳ Trăng.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật