Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những ông trùm chứng khoán một thời giờ ra sao?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Đều từng là những "ông trùm" trên sàn chứng khoán, nhưng nền kinh tế khó khăn đã khiến Vosco, Đức Long Gia Lai và Gỗ Trường đánh mất dần vị thế của mình.

(ĐSPL) – Đều từng là những "ông trùm" trên sàn chứng khoán, nhưng nền kinh tế khó khăn đã khiến Vosco, Đức Long Gia Lai và Gỗ Trường đánh mất dần vị thế của mình.

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam VOSCO


Trong bối cảnh phí vận tải biển thấp, chi phí cao, năng lực cạnh tranh kém khiến công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam - VOSCO (VOS) một trong những hãng tàu lớn tại Việt Nam cũng bị chìm sâu vào "biển nợ" khiến doanh thu lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp đều bị giảm sút.

Tính riêng năm 2012 VOS lỗ gần 35 tỷ. Năm 2013 lỗ 194 tỷ. VOS đã phải liên tục bán bớt đội tàu của mình trong vài năm gần đây khi mà hoạt động vận tải biển gặp khó khăn và lãi suất vay lên cao. Trong kế hoạch từ đây cho đến 2017, Vosco tiếp tục bán 8 tàu với tổng trọng tải 142.000 DWT. 

Mới đây, "ông lớn" này đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2014. Theo đó, doanh thu thuần VOS trong kỳ xấp xỉ với quý 3/2013, đạt hơn 480 tỷ đồng. Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh nên VOS đạt lãi gộp 26,25 tỷ đồng. Cũng nhờ khoản lợi nhuận lớn trong quý 3 năm nay, mức lỗ 9 tháng đầu năm nay của công ty chỉ còn chưa đầy 26 tỷ đồng.

Tập đoàn Đức Long Gia Lai


Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2014 với doanh thu tăng cao, đạt trên 191 tỷ đồng đến từ lĩnh vực nông nghiệp. Lợi nhuận cán mốc trên 25 tỷ đồng, tăng 35\% so với lợi nhuận của 6 tháng đầu năm. 

DLG cho biết, nguồn thu khiến lợi nhuận trong kỳ của DLG tăng ấn tượng đến từ mảng nông nghiệp. Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III, trước đó, 6 tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của DLG đều đạt được những bước tăng trưởng khả quan. Quý IV tới đây, DLG sẽ còn tạo nên nhiều bất ngờ với lĩnh vực chủ lực là nông nghiệp nhằm lấy lại vị thể sau thời kỳ bị tụt giảm vào năm 2012 và 2013.

Trước đó, vào năm 2012 doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do tình hình kinh tế diễn biến bất thường, ngân hàng thắt chặt tiền tệ, hàng tồn kho nhiều, ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu, lợi nhuận và cổ tức chưa đáp ứng kỳ vọng như mong muốn của cổ đông.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành


Từng một thời là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành gỗ, thời điểm từ năm 2005 đến 2007, tập đoàn Gỗ Trường Phát của ông trùm Võ Trường Thành có doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng đến 100\%. Tuy nhiên khi thị trường bước vào khủng hoảng, nhu cầu về gỗ thay đổi đã khiến Gỗ Trường Phát lâm vào cảnh "khốn cùng". 

Chi phí lãi vay ngày một tăng cao, Gỗ Trường Phát gần như phải thế chấp toàn bộ kho nguyên liệu để vay ngân hàng. Thậm chí đến thời điểm 30/6/2013, cả công ty chỉ còn lượng tiền mặt vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, hiện tại, Gỗ Trường Thành (Mã: TTF) bắt đầu thu được những tín hiệu khả quan khi bán được nợ cho công ty mua bán nợ DATC và các đối tác nhằm tháo gỡ khó khăn. Đến thời điểm hiện tại, TTF đã bán được khoảng 80 tỷ trong số 400 tỷ hàng tồn kho chậm luân chuyển. Với hàng tồn kho là nguyên vật liệu, TTF tạm thời đang dùng bảo lãnh của ngân hàng Việt Á – là một cổ đông của TTF.

Đồng thời, TTF cũng đã gởi đơn lên 2 ngân hàng thương mại khác để xin giải chấp phần nguyên liệu dùng sản xuất hàng xuất khẩu và sau khi bán hàng, TTF sẽ trả tiền nguyên liệu cho ngân hàng. Đề nghị này đang được các ngân hàng xem xét.

Hiện TTF vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý III/2014 nhưng cổ phiếu này vẫn thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.

Vietnamnet dẫn phân tích của SSI Research cho hay, doanh thu nửa cuối năm 2014 của TTF sẽ tăng đáng kể do các đơn hàng của doanh nghiệp này thường được giao trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. TTF dự kiến doanh thu 2014 là 1.400 tỷ đồng và 2015 là 1.700 tỷ đồng.

 

Tin nổi bật