Bột sắn dây từ xưa đến nay được nhiều người truyền tai nhau là rất tốt cho sức khoẻ.
Bột sắn dây có chứa carbohydrate, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Bột sắn cũng chứa tinh bột kháng. Đây là những loại tinh bột mà ruột non không tiêu hóa được. Tinh bột kháng hoạt động theo cách tương tự chất xơ, chúng đi từ ruột non vào ruột kết và bắt đầu lên men.
Tinh bột kháng thúc đẩy sức khỏe đường ruột bằng cách bổ sung các men vi sinh có lợi.
Chia sẻ trên Báo Sức khoẻ và Đời sống, Th.S Hoàng Khánh Toàn cho biết, theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế.
Bột sắn dây còn có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí; thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu.
Bột sắn dây tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên uống.
Những người tuyệt đối không được uống bột sắn dây kẻo mang bệnh vào thân.
Những người không nên uống bột sắn dây
Trẻ nhỏ
Bộ sắn dây là dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn day và ở dạng sống. Theo Đông y, bột sắn dây có tính hàn rất mạnh. Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nết nên khi dùng bột sắn dây sống dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Nếu muốn cho trẻ sử dụng bột sắn dây, phụ huynh nên nấu chín để giảm bớt tính hàn lại dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Ngoài ra, phụ huynh không nên cho con dùng bột sắn dây thao bột, cháo. Bởi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rất cần dinh dưỡng để phát triển về chiều cao, cân nặng.
Bột sắn dây hay các loại khoai, sắn không chứa đủ chất mà cơ thể trẻ cần. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn chứa các thành phần làm kém hấp thu vi chất.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể dễ cảm thấy nóng bức, khó chịu, sử dụng bột sắn dây sẽ giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu người có dấu hiệu mệt mỏi, bị lạnh, tụt huyết áp thì không nên dùng loại nước này vì có thể làm cơ thể lạnh hơn, gây ra mệt mỏi.
Phụ nữ có dấu hiệu động thai, dạ con co bóp nhiều cũng không được dùng bột sắn dây.
Những người tuyệt đối không được uống bột sắn dây kẻo mang bệnh vào thân.
Người dương khí hư
Những người dương khí hư với các biểu hiện như đại tiện lỏng, chướng bụng, lạnh bụng, lạnh chân tay, nhạt miệng, sắc mặt vàng... không nên dùng bột sắn dây.
Những lưu ý khi uống bột sắn dây
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec, không nên uống quá 1 ly sắn dây/ngày, nên uống chín để đảm bảo sức khỏe. Lưu ý, bạn chỉ nên cho thêm 1 chút đường, không nên uống với quá nhiều đường.
Nhiều người thường có thói quen ướp hoa bưởi vào bột để nước có mùi vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen không được đúng đắn, bởi vì hoa bưởi sẽ làm giảm đáng kể dược tính của sản phẩm.
Bột có tính hàn rất mạnh. Chính vì vậy, nếu cho trẻ em sử dụng tinh bột sắn dây ở dạng 'sống', các bé dễ bị lạnh bụng và có thể bị tiêu chảy. Chính vì vậy bạn nên nấu chín khi cho trẻ ăn.
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể thường bị nóng, nếu uống nước sắn dây sẽ rất tốt. Tuy vậy, nếu bạn thấy người mình đang bị lạnh, cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, có biểu hiện huyết áp bị hạ thấp tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vì chúng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn.
Không nên kết hợp bột sắn dây với mật ong vì có thể gây ngộ độc.
Nhiều người cũng thắc mắc là uống bột sắn dây lúc nào tốt nhất. Thời điểm thích hợp để uống bột sắn là sau ăn trưa hoặc tối 1 tiếng, như vậy sẽ phát huy được hết tác dụng vốn có của bột sắn dây.
Như Quỳnh (T/h)