Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những người không nên uống sữa đậu nành kẻo rước bệnh vào thân

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, là thức uống quen thuộc được nhiều người yêu thích tuy nhiên những người này được chuyên gia khuyên nên tránh xa.

Sữa đậu nành là đồ uống phổ biến trong bữa sáng. Vì được làm từ đậu nành xay nên sữa đậu nành rất giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. So với sữa động vật, sữa đậu nành có nhiều chất xơ hơn, ít cholesterol và axit béo bão hòa hơn, có tác dụng trong việc giảm cân. 

Ngoài hàm lượng protein cao nổi tiếng, sữa đậu nành còn chứa isoflavone đậu nành có hoạt tính sinh học cao, cơ thể dễ hấp thụ, có thể tăng khả năng chống oxy hóa và ức chế các gốc tự do.

Không chỉ vậy, lecithin trong sữa đậu nành còn có thể làm giảm cholesterol bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột. Đậu nành cũng hỗ trợ cải thiện lượng đường trong máu, chống viêm và làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận mãn tính, tình trạng protein niệu ở bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường.

Tuy nhiên, sữa đậu nành dù giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được.

Những ai không nên uống sữa đậu nành

Người có dạ dày và đường ruột không tốt

Tính chất của sữa đậu nành hơi lạnh nên uống vào sẽ gây tiêu hóa không tốt, không thích hợp với người có chức năng thận không tốt, hay ợ khí.

Dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí, gây chướng bụng. Người bị tiêu chảy tốt nhất không nên uống.

Những người bị viêm dạ dày cấp tính hay viêm bề mặt dạ dày mãn tính cũng không thích hợp để uống sữa đậu nành nhằm tránh kích thích acid dạ dày bài tiết quá nhiều. Uống vào chỉ khiến bệnh tình thêm nặng mà thôi.

Những người không nên uống sữa đậu nành kẻo rước bệnh vào người.

Người đang uống kháng sinh

Thuốc kháng sinh có chứa erythromycin nên nhất định không được uống chung với sữa đậu nành. Nếu kết hợp với nhau sẽ sinh ra phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 1 tiếng.

Người bị ung thư vú

Đậu nành có phytoestrogen có thể kích thích estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những người có tiền sử ung thư tử cung, buồng trứng, vú không nên sử dụng.

Người bị loét dạ dày và viêm thận

Đường trong sữa đậu nành có thể khiến những người này bị đầy bụng, ợ hơi và một vài triệu chứng khác. Nhóm người này cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu protein. Các chất chuyển hóa của nó có thể làm tăng gánh nặng cho thận.

Người bị sỏi thận

Oxalat có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi trong thận và tạo ra sỏi thận. Vậy nên người mắc sỏi thận không nên uống loại sữa này.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống nhiều sữa đậu nành vì có thể làm nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Người thiếu kẽm

Các chất ức chế như lectin, saponin hormone trong sữa đậu nành hoàn toàn không tốt cho cơ thể. Cách để đối phó với những chất này bạn cần đun sôi sữa đậu nành. Nhưng nếu uống trong thời gian dài thì vẫn nên bổ sung kẽm cho cơ thể.

Người bệnh đang phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bệnh

Nhóm người này sức đề kháng còn yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt. Trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là vì sữa đậu nành tính hàn lạnh dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác.

Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành

Không uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ

Trong sữa đậu nành chưa đun có chứa chất ức chế men trypsinogen, saponin và một số hợp chất không tốt khác. Khi đun sôi các hợp chất này sẽ bị phân hủy, giảm một phần lớn những ảnh hưởng với cơ thể. Nên không uống đậu nành khi sống hoặc chưa được đun sôi kỹ.

Những người không nên uống sữa đậu nành kẻo rước bệnh vào người.

Hạn chế dùng đường pha với sữa đậu nành, đặc biệt là đường đỏ

Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ có tác dụng kết hợp các chất protein, canxi tạo thành các hợp chất khác làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, giảm sự hấp thu và tiêu hóa sữa này của cơ thể.

Nên uống sữa đậu nành với các chế phẩm có chứa tinh bột

Để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bạn nên dùng chung với bánh mì, bánh bao, sau ăn cơm...

Tránh ăn đậu nành cùng với trứng

Bởi thành phần có trong đậu nành có thể kết hợp với protein của lòng trắng trứng dẫn tới việc giảm giá trị dinh dưỡng. Nên tránh ăn cùng lúc.

Tránh sử dụng quá nhiều 

Như đã phân tích thì việc tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành sẽ không tốt cho cơ thể. Nên người lớn chỉ nên hạn chế ở mức dưới 500ml/ngày.

Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc 

Thuốc chỉ nên uống với nước trắng, tránh việc sử dụng bất kỳ dung môi khác để uống thuốc, kể cả sữa đậu nành. Bởi các thành phần trong đó có thể tương tác thuốc gây tác dụng không tốt với cơ thể.

Không để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.

Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật