Nho là loại trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa, rất bổ dưỡng. Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội nhưng không phải ai ăn nho cũng tốt và không phải cứ ăn nhiều nho là sẽ có lợi. Khi ăn nho, nếu vô tình hoặc cố ý kết hợp với những loại thực phẩm sẽ. Đặc biệt với một số người "đại kỵ" với nho, ăn loại quả này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Những người không nên ăn nho
Người béo phì
Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.
Những người không nên ăn nho kẻo mang bệnh vào người.
Người bị bệnh đường ruột
Nho có nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Song khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Bệnh nhân tiểu đường
Nho chứa nhiều đường và có vị ngọt. Ăn nho đối với người bị tiểu đường dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho việc kiểm soát và điều trị bệnh.
Người bị dạ dày
Nho có chứa axit malic và axit tartaric. Những chất này có thể khiến dịch vị tiết ra một lượng lớn axit. Nếu dạ dày của bạn yếu sẽ dễ gây đầy hơi và kích ứng dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày
Trong 125 ml nước ép nho chứa tới 23-66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì thế những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.
Người bị bệnh răng miệng
Người mắc bệnh răng miệng nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn. Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… không nên ăn nho và nước nho đỏ.
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.
Những người không nên ăn nho kẻo mang bệnh vào người.
Đang dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kali
Trong nho có hàm lượng kali cao. Những người đang dùng thuốc bổ sung kali nếu ăn nho sẽ khiến lượng kali nạp vào cơ thể một ngày sẽ bị quá mức cho phép, gây ra chướng bụng, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn nhịp tim.
Những lưu ý khi ăn nho
Hàm lượng đường trong nho tương đối cao, nên súc miệng sau khi ăn
Nho ngọt và mọng nước nhưng hàm lượng đường thực sự rất cao, khi tích tụ nhiều trên răng sẽ gây sâu răng. Ngoài ra nước nho, vỏ nho, cùi nho và các chất khác sẽ bám vào răng, vì vậy tốt hơn hết bạn nên súc miệng sau khi ăn nho.
Tốt nhất nên ăn cả vỏ
Nhiều người hay nói rằng: "Ăn nho đừng bỏ vỏ", hoá ra là có căn cứ khoa học.
Vỏ nho có chứa một lượng lớn hợp chất resveratrol, không chỉ giúp cơ thể con người ngăn ngừa các bệnh tim mạch mà còn nâng cao khả năng chống lại bệnh ung thư. Vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho hệ thống tim mạch. Vỏ nho tím chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol có hại.
Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt để cơ thể có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, trước khi cho vào miệng phải rửa sạch để tránh dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trên bề mặt.
Ngâm nho trong nước muối mười phút trước khi ăn
Nho được phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng, vì thế có thể có dư lượng thuốc trừ sâu trên vỏ nho bán trong các cửa hàng trái cây. Để đảm bảo tiêu thụ nho an toàn, không độc hại thì trước khi ăn chúng ta phải rửa thật sạch.
Vì nho có cấu tạo chùm nên rất khó để rửa sạch, vậy nên đầu tiên bạn hãy rửa sạch phần lớn bụi bẩn trên lớp biểu bì bằng nước sạch. Sau đó ngâm với nước muối nhạt trong vòng mười phút, cuối cùng bạn có thể ăn da một cách an toàn. Hãy nhớ áp dụng cách rửa này thường xuyên để loại bỏ tối đa hóa chất gây hại cơ thể.
Những người không nên ăn nho kẻo mang bệnh vào người.
Không uống nước ngay sau khi ăn nho
Nho có tác dụng giữ ẩm cho đường ruột, nhuận tràng, nhưng uống nước khi ăn nho, hoặc uống nước ngay sau khi ăn nho khiến dạ dày không kịp tiêu hóa và hấp thụ. Nước sẽ làm loãng axit trong dạ dày. Nho và nước làm cho quá trình oxy hóa và lên men axit dịch vị diễn ra nhanh chóng, tăng nhu động ruột.
Ngoài ra, lượng đường trong nho không được tiêu hóa ngay sẽ đi vào đường ruột làm tăng áp suất thẩm thấu trong ruột, dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, không nên uống nước ngay sau khi ăn nho, hãy đợi nửa tiếng. Tốt nhất nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh hoặc nóng để tránh bị đầy hơi, co thắt dạ dày.
Đừng ăn quá nhiều
Nho chứa nhiều đường glucoza và đường fructoza nên có vị rất ngọt, nên hạn chế ăn nhiều. Khi cơ thể hấp thu và chuyển hóa, đường có thể trở thành chất béo tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến tình trạng của da. Nói chung, những người khỏe mạnh có thể ăn khoảng 200g nho mỗi ngày.
Như Quỳnh (T/h)