Hàng đêm, ở một góc nào đó của chốn thành thị, không ít phụ nữ "quên" mất ngày 20/10 vì tất bật, vội vã mưu sinh.
|
Đã gắn bó với nghề lao công 11 năm, chị Hoài (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự: “Công việc nặng nhọc và vất vả nhưng cô đơn hơn cả là không được ở bên chồng con những ngày lễ”.
|
|
Nửa đêm về sáng, chợ hoa quả ở chân cầu Long Biên vào thời điểm nhộn nhịp nhất. Ở đây tập trung rất nhiều lao động nữ, công việc chủ yếu của họ là kéo xe và gánh hàng thuê cho các lái buôn hoa quả. Trong ảnh là chị Lương, 48 tuổi, quê Thanh Hóa đang gồng mình kéo chiếc xe hàng có trọng lượng nặng gấp vài lần cơ thể mình.
|
|
Trò chuyện thâu đêm để quên đi mệt nhọc.
|
|
Chị Tâm làm nghề khuân vác ở chợ Long Biên tâm sự đã nhiều năm nay không hề biết đến ngày 20/10 là gì, ngày này cũng giống như những ngày làm việc bình thường của chị: “Mỗi tối khuân vác được mấy chuyến hàng, mỗi chuyến được 20.000 đồng, đêm nào nhiều việc thì cũng được 200.000. Ngày 20/10 cũng muốn về bên gia đình nhưng nghĩ bỏ việc lại không lỡ”.
|
|
Không nặng nhọc vất vả như chợ đầu mối hoa quả Long Biên, nhưng những người phụ nữ chuyên buôn bán ở chợ hoa Quảng An cũng đã quen với nếp sinh hoạt “ngủ ngày cày đêm”.
|
|
Chị Nhã, một tiểu thương chuyên buôn bán hoa ở Hà Nội cho biết: “Càng những ngày lễ đặc biệt, công việc càng bận. Dù mình bán hoa nhưng cũng chẳng nghĩ tới chuyện bỏ riêng ra một bó mà tự tặng mình".
|
|
Với chị Việt Hà thì ngày 20/10 năm nay lại là một trải nghiệm mới vì cô đã tự mở cho mình một sạp hóa dù không quá to nhưng cũng là một nguồn động lực lớn giúp cô cố gắng: “20/10 năm nay thì sẽ xa chồng nhiều hơn vì phải quản lý tiệm hoa mới mở”.
|
|
Trời gần về sáng, trên những con đường xuất hiện những bóng dáng của những phụ nữ bán xôi dạo. |
Xem thêm video:
[mecloud]HtAITXdlmc[/mecloud]