Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những món hàng cách đây 40 năm chỉ những gia đình giàu có mới mua được

(DS&PL) -

Cách đây 40 - 50 năm, những chiếc xe simson, chiếc mũ cối, tivi đen trắng, hay thậm chí chỉ là chiếc đèn dầu đều được liệt kê vào danh sách 'hàng hiệu' đắt tiền.

Cách đây 40 - 50 năm, những chiếc xe simson, chiếc mũ cối, tivi đen trắng, hay thậm chí chỉ là chiếc đèn dầu đều được liệt kê vào danh sách 'hàng hiệu' đắt tiền mà chỉ có những gia đình giàu có mới sở hữu được.  

Tivi đen trắng

[poll3]1659[/poll3]


Chiếc tivi thường được đặt ở phòng khách, nơi mọi người đều có thể xem và nhìn thấy. Hình ảnh một thời đáng nhớ còn lưu lại trong kí ức nhiều thế hệ. Cứ mỗi tối, chủ nhà cùng hàng xóm lại quây quần bên tivi xem các chương trình truyền hình như phim, chương trình những bông hoa nhỏ, ca nhạc... Dù chiếc tivi chỉ có hai màu đen trắng, sóng còn nhiễu nhưng ai cũng xem chăm chú.

Những chiếc xe huyền thoại, xa xỉ: Super Cub 50, Simson, Minsk, Babetta, Chaly...

Cách đây 40 - 50 năm, những chiếc xe máy đã xuất hiện trên đường phố. Nhưng những gia đình sở hữu xe máy thường là nhà có điều kiện, giàu có. Vào thời đó, những chiếc xe được cho là cũ kĩ ngày nay lại "làm mưa làm gió" như Super Cub 50, Simson, Minsk, Babetta, Chaly...


Đặc biệt, dòng xe Peugeot (xe Lơ) được đưa vào câu đùa vui "Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi xe Lơ".


Mẫu Honda Cub "huyền thoại" cũng là cả gia tài của những người có tiền. Chiếc Honda Cub đầu tiên xuất hiện vào năm 1958, và khi đến Việt Nam, nó đã tạo nên một “lịch sử oai hùng” khi “thống trị” đường phố Việt Nam gần nửa thế kỷ. Đến tận những năm 1990, gia đình nào có một chiếc Cub trong nhà là cả một gia tài lớn. Chiếc xe Cub đi vào đời sống người Việt phổ biến đến nỗi trong dân gian truyền miệng câu nói nổi tiếng: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói Honda”. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng phải thốt lên: “Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe Cub Xe đạp anh xịt lốp cả tứ mùa”..

Giá những chiếc xe này có thể lên đến cả chục chỉ vàng. Thậm chí nhiều người còn đùa nhau với câu nói: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói Honda".

Xe đạp thống nhất

Cách đây khoảng 40 năm, xe đạp vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu trên đường của nhiều gia đình. Vì là hàng đắt giá, nên thời bấy giờ xe đạp được gắn biển số để quản lí.



Thời đó, xe đạp Thống Nhất là dòng xe cũng được nhiều gia đình sử dụng, chất lượng không hề thua kém xe đạp nhập khẩu. Xe đạp Thống Nhất có mức giá có thể lên đến nửa cây vàng.

Đồng hồ 'quý tộc'

Với những người giàu có, sở hữu đồng hồ cũng đủ cho người khác ao ước. Đồng hồ Polijit (Liên Xô) được những người có tiền tìm mua. Sau đó, đồng hồ SEIKO của Nhật xuất hiện như một bước tiến lớn khi không phải lên dây cót, hiển thị ngày giờ, tháng... đầy đủ. Vì vậy, có người từng lưu truyền câu đùa: “Một yêu anh có Sen kô / hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng”.



Mũ cối, áo khoác Liên Xô

Tiêu chuẩn bộ cánh hàng hiệu thời xưa là sở hữu mũ cối. Mũ cối Trung Quốc có giá rất đắt, bằng 1 chỉ vàng vào những năm 80 (khoảng 80 đồng). Vào thời kỳ cao điểm, giá mũ cối có thể lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ.



Dép đúc, dép nhựa Tiền Phong, dép tông Lào

Những loại dép này cũng được xem là những chiếc dép huyền thoại mà chỉ những gia đình có điều kiện mới sắm được.




Quạt con cóc

Nếu ngày nay điều hòa lên ngôi, thì cách đây hàng chục năm quạt con cóc, quạt tai voi lại là hàng hiệu đắt tiền mà các gia đình có điều kiện đều sở hữu.


Cốc thủy tinh

Hay như cốc thủy tinh có tên cốc 7 kopeek được nhiều gia đình gìn giữ.


Đèn dầu

Vào thời ấy nhà nào cũng có một cây đèn dầu, nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện sở hữu một cây đèn dầu chuyện dụng, đèn dầu măng xông.

Tổng hợp

Tin nổi bật