Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những mảnh ghép gây ám ảnh trong bức tranh tang thương về thảm họa sóng thần Indonesia

(DS&PL) -

Sau thảm họa kép tại Indonesia, nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, quang cảnh như ngày tận thế, người dân không có gì để ăn trong suốt nhiều ngày…

Sau thảm họa kép tại Indonesia, nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, quang cảnh như ngày tận thế, người dân không có gì để ăn trong suốt nhiều ngày…

Nước mắt góa phụ bên ngôi mộ tập thể sau động đất

Máy xúc vùi đất lên thi thể các nạn nhân trong ngôi mộ tập thể sau động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Sky.

Trên một sườn đồi trơ trọi ở ngoại ô thành phố Palu, đảo Sulawesi, Indonesia hôm 3/10, cô Surianti đứng cạnh chiếc xe tải chở những túi đựng thi thể để chờ nói lời vĩnh biệt với chồng, theo Sky.

Chồng Surianti là một trong số 1.407 nạn nhân thiệt mạng sau khi động đất 7,5 độ kích hoạt sóng thần cao 6 m tràn vào thành phố Palu và thị trấn Donggala ở tỉnh Trung Sulawesi chiều tối 28/9. Không có tang lễ riêng, ngôi mộ tập thể là nơi an nghỉ cuối cùng của chồng Surianti.

"Cô cảm thấy ổn không khi chúng tôi chôn anh ấy ở đây?", một quan chức hỏi. "Không, tôi muốn đưa anh ấy về nhà", Surianti trả lời và vụt chạy xuống nơi người ta chuẩn bị chôn chồng cô.

Nguy cơ dịch bệnh đồng nghĩa với mong muốn của Surianti không được đáp ứng. Thay vào đó, chồng cô phải nằm lại cùng hàng trăm người khác cũng thiệt mạng trong động đất, sóng thần. "Tôi không còn gì. Chồng mất, nhà cửa bị phá hủy, chỉ còn lại tôi và con gái", cô chia sẻ.

Mùi từ các thi thể phân hủy bao trùm không khí nhưng Surianti không nao núng. Cô lặng lẽ quan sát cho đến khi chiếc túi màu vàng đựng thi thể mà cô đã cẩn thận đánh dấu được đưa xuống. Khi các nhân viên đưa thi thể xuống chiếc hố đầy bụi bặm đã được đào sẵn, Surianti chạy theo họ. Đó là người đàn ông cô gắn kết cả đời và bây giờ cô quyết tâm đưa tiễn anh đến nơi cuối cùng.

Khi thi thể chồng được đặt cạnh những nạn nhân khác dưới mộ, cô yêu cầu được cầu nguyện cho chồng. Surianti thì thầm vài từ và sau đó người điều khiển máy xúc lấp đất lên thi thể chồng cô. Khoảnh khắc ấy, Surianti nhìn theo và bật khóc. Chẳng có một ngôi mộ riêng để thăm viếng, Surianti chồng đá lên trên và dùng một cái que để đánh dấu vị trí của chồng.

Đứng giữa bãi đất hoang vắng, nơi từng là nhà của mình, Surianti sững sờ đau buồn và tiếc thương người chồng, ngôi nhà và cuộc sống gia đình cô từng có chỉ cách đó không đầy một tuần.

80 trẻ em Indonesia bị vùi lấp dưới một nhà thờ

[presscloud]4667[/presscloud]

Ngày 3/10, các nhân viên cứu hộ và những bậc cha mẹ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nhóm trẻ em mất tích dưới nhà thờ bị sập do động đất tại Sigi, tỉnh Trung Sulawesi. Nhà thờ nơi các học sinh đang học kinh thánh nằm cách tâm chấn chỉ 2 km, theo Reuters.

5 ngày sau thảm họa, chỉ có 35 thi thể trong số 80 học sinh được tìm thấy. Suốt từ hôm đó, đều đặn 12 tiếng mỗi ngày, anh Martin Kebo đi tìm con trai Tegar trong đống rác rưởi và bùn đất đang dần khô lại.

"Họ nói con trai tôi sẽ không trở về. Tôi trả lời vâng, tôi không tức giận bởi tôi có thể làm gì được, đó là ý của Chúa trời", anh nói.

Nhân viên nhà thờ Sherly Sangita cho hay cô cũng đi tìm các học sinh của mình tại cả hiện trường và bệnh viện. 

"Tôi ở đây vì các thiếu niên đang mất tích và vẫn chưa được tìm thấy. Đến nay không có tin tức gì và chúng tôi đã kiểm tra lại danh sách người sống sót tại bệnh viện", cô nói. 

“Thành phố chết chóc”

Một phụ nữ cố tìm kiếm những đồ còn dùng được từ đống đổ nát sau thảm họa. Ảnh: AP

Johnny Lim, chủ một cửa hàng ở thị trấn Donggala - nơi vừa hứng chịu thảm họa kép, cho biết những ngày vừa qua anh phải sống cầm cự nhờ những quả dừa.

“Đây là thành phố thây ma. Mọi thứ bị phá hủy. Không còn lại gì cả. Chúng tôi chỉ còn lại đôi chân này thôi. Không còn đồ ăn, không còn nước uống”, Lim nói qua điện thoại với Reuters.

Tại một khu vực khác ở Donggala, những người còn sống sau thảm họa kép buộc phải bới rác trên các cánh đồng hoặc những vườn cây ăn quả để tìm đồ ăn còn sót lại.

“Những gì giúp chúng tôi cầm cự bây giờ là đồ ăn nhặt được từ các nông trại và chia sẻ với nhau bất kể thứ gì mà chúng tôi tìm thấy như khoai tây hay chuối. Tại sao họ không thả hàng cứu trợ bằng trực thăng xuống?”, Ahmad Derajat, một người dân ở Donggala có nhà bị sóng thần cuốn trôi, nói.

“Tất cả mọi người đều tuyệt vọng khi tìm kiếm đồ ăn và nước uống. Không có lương thực, nước uống hay nhiên liệu. Chính phủ cũng không có mặt”, Lian Gogali, một nhân viên cứu hộ, nói.

Mercy Corps, một nhóm cứu trợ có mặt tại Indonesia để giúp người dân sau thảm họa kép, cho biết việc thiếu nhiên liệu đã cản trở quá trình khắc phục hậu quả và vận chuyển hàng cứu trợ. Nhiều người đang khao khát nhận được sự trợ giúp, đặc biệt ở những nơi có hệ thống cầu đường bị phá hủy khiến việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn.

Cảnh sát buộc phải dùng súng để ngăn tình trạng hôi của

Cảnh sát nổ súng cảnh cáo khi người dân xông vào một cửa hàng ở Palu, Indonesia. Ảnh: BBC

Tình trạng hỗn loạn đã xảy ra tại một số khu vực ở Palu khi người dân ngày càng tuyệt vọng và tìm mọi cách để cầm cự qua ngày trước khi hàng cứu trợ kịp đến tay họ. Nhiều người đã lao vào các cửa hàng để lấy đồ hoặc tập trung tại các trạm xăng để tích trữ nhiên liệu.

Đại tá Ida Dewa Agung Hadisaputra nói rằng các binh sĩ Indonesia được phép bắn những người bị phát hiện lấy trộm đồ từ các cửa hàng. Ông Ida cho biết mỗi xe chở hàng cứu trợ sẽ được 5 binh sĩ có vũ trang bảo vệ để tránh tình trạng bị cướp bóc trong lúc hỗn loạn.

Phóng viên New York Times hôm 1/10 gặp một cô gái tên là Sarah Wati tại bệnh viện. Wati có một con và thất nghiệp. Vừa khóc cô vừa kể lại rằng mình bị mắc kẹt trong một đám đông đang cố phá máy ATM lấy tiền. Cảnh sát đã nổ súng để giải tán những người hôi của này và một viên đạn trúng vào chân cô.

“Họ đã tìm cách lấy đồ trong ngày đầu tiên, khi xăng và nước chưa có sẵn. Các cửa hàng cũng đóng cửa. Tình thế buộc họ phải hôi của như vậy. Chúng tôi có thể làm ngơ cho tình trạng đó trong ngày đầu tiên và ngày thứ hai bởi vì họ thực sự rất cần những thứ đó. Nhưng đến ngày thứ ba, họ bắt đầu lấy những thứ khác như thiết bị điện tử”, Đại tá Ida cho biết.

Một đứa trẻ ngủ trên nền đất bên ngoài trại cứu trợ ở thành phố Palu. Ảnh: AP.

Theo con số thống kê mới được công bố hôm 3/10, số người thiệt mạng sau trận động đất mạnh 7,5 độ Richter và sóng thần cao tới 6m trên đảo Sulawesi vào cuối tuần trước đã tăng lên 1.407 người. Giới chức Indonesia lo ngại con số này sẽ tiếp tục tăng lên do nhiều khu vực hẻo lánh vẫn chưa thống kê hết thương vong.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật