Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lý do bất ngờ khiến 3 quốc gia thuộc Đông Nam Á chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2

(DS&PL) -

3 quốc gia có số người nói tiếng Anh đứng đầu Đông Nam Á đều lựa chọn ngôn ngữ này bởi những lý do mang tính lịch sử và văn hóa.

3 quốc gia có số người nói tiếng Anh đứng đầu Đông Nam Á đều lựa chọn ngôn ngữ này bởi những lý do mang tính lịch sử và văn hóa.

Tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ được sử dụng trong giao thương, giáo dục và toàn cầu, được đánh giá là ngôn ngữ quốc tế và được giảng dạy ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Đông Nam Á, với đặc điểm lịch sử và văn hóa phức tạp, tiếng Anh chỉ được phổ cập từ những năm 2005 trở lại đây. 3 quốc gia sử dụng ngôn ngữ này như thứ tiếng chính đều có các lý do phức tạp bắt nguồn từ lịch sử và xã hội.

Singapore

Từ những ngày đầu tách Singapore khỏi Malaysia vào năm 1965, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã sớm nhận ra cách duy nhất đưa đất nước này phát triển chính là khai thác địa thế trung chuyển của cảng biển cũng như theo mô hình trung tâm tài chính quốc tế của Hong Kong. Do đó, tiếng Anh trở thành công cụ không thể thiếu.

Các em học sinh Singapore tại một trường trung học quốc tế - Ảnh: CNA

Trải qua hơn 6 thập kỷ, nhờ lợi thế dân số thấp, lãnh thổ nhỏ và theo hướng đô thị tập trung, việc phổ cập tiếng Anh ở Singapore được thực hiện hết sức dễ dàng. Hiện nay, theo số liệu của Cục Khảo sát Xã hội quốc gia năm 2015, khoảng hơn 83% dân số Singapore nói tiếng Anh.

Ngoài việc trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu châu Á, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với những thách thức khi người gốc Hoa không còn học tiếng Quan Thoại trong khi thứ tiếng này đang dần trở nên phổ biến.

Nhiều gia đình gốc Hoa thậm chí không dạy cho con em tiếng mẹ đẻ để tập trung học tiếng Anh. Chính cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã lên tiếng lo ngại về vấn đề này trong cuốn hồi ký của mình: “Tiếng Trung đang được giảng dạy trong các nhà trường nhưng các cháu học sinh không còn coi trọng…”.

Philippines

Là quốc gia có 50 năm làm thuộc địa của Mỹ và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cường quốc này, Philippines có khoảng 63,3% dân số nói tiếng Anh, theo số liệu của cục khảo sát Census năm 2000.

Ngày nay, lựa chọn ngôn ngữ được xác định theo các môn học trong tiểu học và trung học của trẻ em Philippines.

Ngoài ra, lựa chọn ngôn ngữ cũng liên quan đến vấn đề tôn giáo. Tiếng Philippines bản địa được giảng dạy trong hai năm đầu tiên của bậc đại học với một số chủ đề như Giáo lý, Lịch sử và Chính phủ Philippines.

Malaysia

Năm 2016, trang web English Proficiency Index chuyên nghiên cứu về mức độ phổ cập tiếng Anh ở các quốc gia công bố gần 63% dân số Malaysia nói tiếng Anh, xếp thứ 3 trong Đông Nam Á. Đây là đặc điểm khá bất ngờ với một quốc gia đa sắc tộc như Malaysia.

Malaysia là quốc gia đa sắc tộc với nhiều ngôn ngữ phong phú - Ảnh: Malaykini

Ngày nay, trẻ em từ bậc tiểu học tại quốc gia này đã phải học 3 ngôn ngữ bắt buộc bao gồm tiếng Bahasa bản địa, tiếng Quan Thoại và tiếng Anh. Tuy việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường đã có từ trước khi quốc gia này dành độc lập vào năm 1957 nhưng được hệ thống và chuẩn hóa từ năm 1987, dưới thời của ông Mohamad Mahathir.

Đây là một trong những bước tiến nhằm hòa giải mâu thuẫn sắc tộc giữa người Mã Lai bản địa và người Hoa di cư từ thời thuộc địa Anh. Từ đó, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ “hòa giải” cho các dân tộc chung sống hòa bình tại đất nước này.

Thu Phương

Tin nổi bật