Tầm soát những loại ung thư phổ biến là điều cần thiết giúp chủ động trong việc phòng ngừa và có biện pháp điều trị ung thư sớm để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí điều trị.
Ung thư là một căn bệnh hung ác không tha cho bất kỳ ai từ người trẻ đến già, nghèo đến giàu. Nó đã cướp đi rất nhiều tính mạng và không hề có xu hướng giảm đi. Do đó thường xuyên tầm soát ung thư là điều vô cùng quan trọng.
Mục đích chính của tầm soát ung thư là giúp bệnh nhân có thể phát hiện sớm tiền ung thư hoặc bệnh ung thư. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời đem lại được hiệu quả cao. Việc phát hiện sớm sẽ là tăng tỷ lệ điều trị ung thư phổi lên 50%, ung thư vú lên đến 95%.
Tầm soát ung thư sớm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bạn |
Theo hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo những loại ung thư cần đi khám tầm soát sớm mà mọi người nên chú ý như:
1. Ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phái nữ Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 11.000 ca mới mắc bệnh và có khoảng 4.500 ca tử vong và điều đáng lo ngại hơn là vẫn đang có xu hướng tăng lên không ngừng.
Độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao khoảng từ 45 tuổi. Do đó phụ nữ ở độ tuổi 40 nên bắt đầu đi khám tầm soát ung thư vú. Phương pháp thường được áp dụng cho phụ nữ ở độ tuổi này là Nhũ ảnh - chụp X quang tuyến vú. Phụ nữ ở độ tuổi này mô tạo sữa thường ít hơn mô mỡ nên nhũ ảnh có thể phát hiện tổn thương ung thư vú ngay cả khi không sờ thấy được. Đôi khi bệnh nhân cũng có thể được làm thêm xét nghiệm sinh thiết để giúp xác định bệnh chính xác hơn.
Siêu âm vú khó có thể phát hiện những tổn thương ung thư nhỏ, li ti do đó đây không phải là phương tiện tầm soát ung thư vú, mọi người nên lưu ý. Tuy nhiên đây lại là phương pháp có vai trò hỗ trợ sau nhũ ảnh nghi ngờ ung thư vú hoặc nhu mô vú dày.
2. Ung thư cổ tử cung
Tại nước ta có khoảng 5.100 ca mới và khoảng 2.400 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Do đó việc thường xuyên tầm soát ung thư tầm soát ung thư này là vô cùng cần thiết.
Tầm soát ung thư cổ tử cung sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí |
Phụ nữ ở độ tuổi từ 21 đến 29 cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm một lần. Phương pháp kiểm tra đó là Pap Smear. Người ở trong độ tuổi từ 30 đến 65 phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm một lần, hoặc xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Trường hợp trên 65 tuổi nên đi xét nghiệm ung thư tổng quát thường xuyên hơn.
Việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm sẽ có 100% cơ hội chữa khỏi, tỷ lệ này giảm dần theo giai đoạn bệnh. Ngoài ra khi phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân giảm chi phí và thời gian điều trị, đảm bảo duy trì khả năng sinh sản và chất lượng sống cho người bệnh.
3. Ung thư trực tràng
Tại năm 2018 ung thư trực tràng có hơn 14.000 người mắc mới và hơn 7.000 ca tử vong. Căn bệnh thường gặp ở cả hai giới nam và nữ.
Đối tượng từ 45 tuổi trở lên nên đi tầm soát ung thư trực tràng thường xuyên. Người trong độ tuổi từ 76-85 tùy vào ước muốn, tình trạng sức khỏe, các xét nghiệm tầm soát trước đó mà có thể tầm soát hoặc không. Trường hợp trên 85 tuổi có thể ngừng đi tầm soát ung thư.
Các xét nghiệm để tầm soát ung thư trực tràng bao gồm nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân. Ngoài ra một số phương pháp có thể thực hiện như:
- Soi đại tràng sigma: 5 năm một lần
- Nội soi đại trực tràng: 10 năm một
- Tìm DNA nhiều mục tiêu trong phân: 3 năm một lần.
- Tìm hồng cầu ẩn trong phân: một năm một lần
- Nội soi ảo bằng chụp CT: 5 năm một lần.
Việc bệnh nhân có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, tỷ lệ sống lên 90%. Tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị, tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
4. Ung thư phổi
Hút thuốc lá, ngửi mùi thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Mà Việt Nam lại là nước có nguồn tiêu thụ thuốc lá cao. Số người tử vong do ung thư cao và không có hướng giảm. Do đó việc đi khám tầm soát ung thư phổi rất cần thiết.
Những người có nguy cơ ung thư phổi cao là người hút thuốc hiện tại hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm , tiền sử hút thuốc từ 30 tuổi trở lên; từ 55 đến 74 tuổi.
Phương pháp được sử dụng để phát hiện ung thư phổi là Chụp CT xoắn ốc liều thấp. Đây là loại CT có độ phân giải cao và tốc độ nhanh. Nó có thể phát hiện tổn thương nhỏ và ít độc tính bởi liều xạ thấp. Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định chụp X quang ngực để thay thế CT nhưng hiệu quả đem lại thấp hơn.
Việc đi tầm soát ung thư thường xuyên điều luôn được các chuyên gia khuyến cáo để chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Do đó mọi người nên dành thời gian để đi làm các xét nghiệm từ đó có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Phạm Hưng
Tầm soát những loại ung thư phổ biến là điều cần thiết giúp chủ động trong việc phòng ngừa và có biện pháp điều trị ung thư sớm để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí điều trị.
Ung thư là một căn bệnh hung ác không tha cho bất kỳ ai từ người trẻ đến già, nghèo đến giàu. Nó đã cướp đi rất nhiều tính mạng và không hề có xu hướng giảm đi. Do đó thường xuyên tầm soát ung thư là điều vô cùng quan trọng.
Mục đích chính của tầm soát ung thư là giúp bệnh nhân có thể phát hiện sớm tiền ung thư hoặc bệnh ung thư. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời đem lại được hiệu quả cao. Việc phát hiện sớm sẽ là tăng tỷ lệ điều trị ung thư phổi lên 50%, ung thư vú lên đến 95%.
Tầm soát ung thư sớm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bạn
Theo hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo những loại ung thư cần đi khám tầm soát sớm mà mọi người nên chú ý như:
1. Ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phái nữ Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 11.000 ca mới mắc bệnh và có khoảng 4.500 ca tử vong và điều đáng lo ngại hơn là vẫn đang có xu hướng tăng lên không ngừng.
Độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao khoảng từ 45 tuổi. Do đó phụ nữ ở độ tuổi 40 nên bắt đầu đi khám tầm soát ung thư vú. Phương pháp thường được áp dụng cho phụ nữ ở độ tuổi này là Nhũ ảnh - chụp X quang tuyến vú. Phụ nữ ở độ tuổi này mô tạo sữa thường ít hơn mô mỡ nên nhũ ảnh có thể phát hiện tổn thương ung thư vú ngay cả khi không sờ thấy được. Đôi khi bệnh nhân cũng có thể được làm thêm xét nghiệm sinh thiết để giúp xác định bệnh chính xác hơn.
Siêu âm vú khó có thể phát hiện những tổn thương ung thư nhỏ, li ti do đó đây không phải là phương tiện tầm soát ung thư vú, mọi người nên lưu ý. Tuy nhiên đây lại là phương pháp có vai trò hỗ trợ sau nhũ ảnh nghi ngờ ung thư vú hoặc nhu mô vú dày.
2. Ung thư cổ tử cung
Tại nước ta có khoảng 5.100 ca mới và khoảng 2.400 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Do đó việc thường xuyên tầm soát ung thư tầm soát ung thư này là vô cùng cần thiết.
Tầm soát ung thư cổ tử cung sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí
Phụ nữ ở độ tuổi từ 21 đến 29 cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm một lần. Phương pháp kiểm tra đó là Pap Smear. Người ở trong độ tuổi từ 30 đến 65 phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm một lần, hoặc xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Trường hợp trên 65 tuổi nên đi xét nghiệm ung thư tổng quát thường xuyên hơn.
Việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm sẽ có 100% cơ hội chữa khỏi, tỷ lệ này giảm dần theo giai đoạn bệnh. Ngoài ra khi phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân giảm chi phí và thời gian điều trị, đảm bảo duy trì khả năng sinh sản và chất lượng sống cho người bệnh.
3. Ung thư trực tràng
Tại năm 2018 ung thư trực tràng có hơn 14.000 người mắc mới và hơn 7.000 ca tử vong. Căn bệnh thường gặp ở cả hai giới nam và nữ.
Đối tượng từ 45 tuổi trở lên nên đi tầm soát ung thư trực tràng thường xuyên. Người trong độ tuổi từ 76-85 tùy vào ước muốn, tình trạng sức khỏe, các xét nghiệm tầm soát trước đó mà có thể tầm soát hoặc không. Trường hợp trên 85 tuổi có thể ngừng đi tầm soát ung thư.
Các xét nghiệm để tầm soát ung thư trực tràng bao gồm nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân. Ngoài ra một số phương pháp có thể thực hiện như:
- Soi đại tràng sigma: 5 năm một lần
- Nội soi đại trực tràng: 10 năm một
- Tìm DNA nhiều mục tiêu trong phân: 3 năm một lần.
- Tìm hồng cầu ẩn trong phân: một năm một lần
- Nội soi ảo bằng chụp CT: 5 năm một lần.
Việc bệnh nhân có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, tỷ lệ sống lên 90%. Tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị, tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
4. Ung thư phổi
Hút Thuốc lá, ngửi mùi thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Mà Việt Nam lại là nước có nguồn tiêu thụ thuốc lá cao. Số người tử vong do ung thư cao và không có hướng giảm. Do đó việc đi khám tầm soát ung thư phổi rất cần thiết.
Những người có nguy cơ ung thư phổi cao là người hút thuốc hiện tại hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm , tiền sử hút thuốc từ 30 tuổi trở lên; từ 55 đến 74 tuổi.
Phương pháp được sử dụng để phát hiện ung thư phổi là Chụp CT xoắn ốc liều thấp. Đây là loại CT có độ phân giải cao và tốc độ nhanh. Nó có thể phát hiện tổn thương nhỏ và ít độc tính bởi liều xạ thấp. Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định chụp X quang ngực để thay thế CT nhưng hiệu quả đem lại thấp hơn.
Việc đi tầm soát ung thư thường xuyên điều luôn được các chuyên gia khuyến cáo để chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Do đó mọi người nên dành thời gian để đi làm các xét nghiệm từ đó có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời.