Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những loại đồ gia dụng không hỏng cũng nên bỏ

  • Thùy Dung (t/h)
(DS&PL) -

Bỏ đi đồ gia dụng cũ không chỉ giải phóng không gian mà còn mang lại sức khỏe tốt hơn, sự tiện nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chúng ta thường có xu hướng giữ lại đồ đạc trong nhà cho đến khi chúng hoàn toàn hỏng hóc, không còn sử dụng được nữa. Tuy nhiên, đối với một số loại đồ gia dụng, việc chờ đợi đến khi chúng hỏng hẳn không phải là lựa chọn tối ưu.

Dưới đây là những món đồ gia dụng không hỏng cũng nên bỏ:

Nệm cũ

Việc ngủ trên nệm cũ, xẹp lún không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, mà còn có thể gây ra các vấn đề xương khớp về lâu dài. Ảnh minh họa.

Nệm là vật dụng gắn bó mật thiết với giấc ngủ của chúng ta nhưng ít ai nghĩ đến việc thay nệm định kỳ. Nệm cũ dù có vẻ ngoài còn nguyên vẹn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu, nệm cũ là thiên đường cho mạt bụi nhà sinh sôi và phát triển. Mạt bụi nhà là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng, hen suyễn và các vấn đề về hô hấp. Theo thời gian, nệm tích tụ ngày càng nhiều mạt bụi, chất thải của chúng và các tác nhân gây dị ứng khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí trong phòng ngủ và sức khỏe của bạn.

Nệm sau một thời gian sử dụng cũng sẽ mất dần khả năng nâng đỡ và hỗ trợ cơ thể, đặc biệt là cột sống. Nệm bị lún, xẹp, không còn đàn hồi có thể gây ra các vấn đề về đau lưng, đau vai gáy, và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ trên nệm cũ, xẹp lún không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, mà còn có thể gây ra các vấn đề xương khớp về lâu dài.

Nệm cũ khó vệ sinh, dễ bị ẩm mốc do mồ hôi, chất lỏng cơ thể thấm vào. Môi trường ẩm ướt, ấm áp trong nệm là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, gây ra mùi hôi và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da, dị ứng.

Thời điểm nên thay nệm: Trung bình, nệm nên được thay mới sau khoảng 7-10 năm sử dụng, tùy thuộc vào chất liệu và tần suất sử dụng. Nếu bạn cảm thấy nệm bị lún xẹp, không còn thoải mái hoặc xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, hãy cân nhắc thay nệm mới ngay cả khi chưa đến "tuổi thọ" trung bình.

Thiết bị điện lâu năm

TV, tủ lạnh, máy lạnh, máy hút mùi là những thiết bị phổ biến. Một số có thể dùng đến chục năm không gặp vấn đề gì.

Nhiều gia đình thường tiếp tục sử dụng những thiết bị này mà quên mất rằng món đồ nào cũng có thời hạn sử dụng an toàn. Theo thời gian, các linh kiện điện tử có thể bị lão hóa, dễ gây chập mạch, cháy nổ.

Ví dụ tủ lạnh có tuổi thọ 10-15 năm. Vượt quá thời gian này, thiết bị có thể trục trặc như rung, rò rỉ nước, có mùi nặng, tăng mức tiêu thụ điện, rò rỉ chất làm lạnh và thậm chí là ô nhiễm thực phẩm.

Vì sự an toàn, người dùng cần chú ý đến tình trạng và thời gian sử dụng. Thiết bị càng cũ, hiệu suất càng giảm. Khi thay mới thiết bị sẽ an toàn và tiết kiệm điện hơn.

Thiết bị gia dụng nóng lên khi sử dụng

Nếu thiết bị quá nóng, hãy ngừng sử dụng và nhờ thợ điện kiểm tra. Nếu không thể sửa chữa, hãy thay mới để tránh tai nạn. Ảnh minh họa.

Thiết kế âm tường cho thiết bị gia dụng đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điều này cản trở việc tản nhiệt của thiết bị, khiến chúng quá nóng khi sử dụng, làm mềm hoặc hỏng dây điện, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Các thiết bị công suất lớn như máy nước nóng, lò nướng, lò vi sóng dễ bị quá nhiệt. Do đó, cần đặt chúng ở nơi thoáng khí. Nếu thiết bị quá nóng, hãy ngừng sử dụng và nhờ thợ điện kiểm tra. Nếu không thể sửa chữa, hãy thay mới để tránh tai nạn.

Thiết bị có khả năng chống nước kém

Thiết bị như vòi nước nóng, đèn sưởi nhà tắm, bồn ngâm chân thông minh... thường xuyên phải tiếp xúc với nước dễ gây ra tai nạn. Nếu nước thấm vào bên trong có thể gây chập mạch, điện giật.

Khi mua, cần chú ý đến cấp độ chống nước. Cấp độ càng cao, sử dụng càng an toàn. Ngoài ra, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ các quy tắc an toàn để tránh sự cố.

Miếng bọt biển rửa bát, khăn lau bếp cũ

Miếng bọt biển rửa bát và khăn lau bếp là những vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể trở thành ổ vi khuẩn nguy hiểm trong nhà bếp nếu không được thay thế thường xuyên.

Miếng bọt biển và khăn lau bếp thường xuyên tiếp xúc với thức ăn thừa, dầu mỡ và môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi với tốc độ chóng mặt. Việc sử dụng miếng bọt biển và khăn lau bếp bẩn để rửa bát đĩa, lau bếp, lau bàn ăn có thể làm lây lan vi khuẩn sang thức ăn, đồ dùng nhà bếp và các bề mặt khác, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng đường ruột.

Miếng bọt biển và khăn lau bếp cũ cũng rất khó làm sạch và khử trùng hoàn toàn, ngay cả khi bạn giặt giũ thường xuyên.

Miếng bọt biển rửa bát nên được thay mới sau mỗi 1-2 tuần sử dụng. Khăn lau bếp nên được thay mới hàng tuần và giặt giũ thường xuyên sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng có thể khử trùng miếng bọt biển và khăn lau bếp hàng ngày bằng cách ngâm trong nước sôi, dung dịch giấm trắng, hoặc dung dịch thuốc tím pha loãng.

Thớt gỗ, thớt nhựa cũ nhiều vết xước

Thớt gỗ cũ cũng có thể bị mùn, dăm gỗ lẫn vào thức ăn trong quá trình chế biến, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Ảnh minh họa.

Thớt gỗ và thớt nhựa, đặc biệt là những thớt đã cũ, nhiều vết xước cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh và gây hại cho sức khỏe. Vết dao cứa trên thớt, đặc biệt là thớt gỗ và thớt nhựa mềm, tạo ra những khe rãnh nhỏ, là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc, và vụn thức ăn bám vào và sinh sôi.

Thớt cũ, nhiều vết xước rất khó vệ sinh sạch sẽ và khử trùng hoàn toàn. Vi khuẩn có thể trú ngụ sâu trong các vết xước, không thể loại bỏ bằng cách rửa thông thường.

Thớt gỗ cũ cũng có thể bị mùn, dăm gỗ lẫn vào thức ăn trong quá trình chế biến, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Thời điểm nên thay thớt: Thớt gỗ và thớt nhựa nên được thay mới sau khoảng 2-3 năm sử dụng hoặc sớm hơn nếu thớt bị quá nhiều vết xước sâu, nứt vỡ, hoặc xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, mùi hôi.

Bạn nên ưu tiên sử dụng thớt kính cường lực hoặc thớt tre ép, vì chúng ít bị xước, dễ vệ sinh và kháng khuẩn tốt hơn. Nên có ít nhất 2-3 loại thớt riêng biệt cho thực phẩm sống, thực phẩm chín và rau củ quả để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Thiết bị gia dụng không tự ngắt điện

Trong cuộc sống gia đình hiện đại, nhiều thiết bị gia dụng được trang bị chức năng tự ngắt điện để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số không có chức năng này hoặc đã hỏng chức năng tự ngắt. Những thiết bị này tiềm ẩn nguy cơ an toàn rất lớn.

Hãy tưởng tượng nếu bạn đang sử dụng một nồi hấp không có chức năng tự ngắt và quên rút phích, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tình huống tương tự cũng có thể xảy ra với ấm đun nước, nồi điện và các thiết bị gia dụng nhỏ khác. Khi chức năng tự ngắt điện của chúng bị hỏng, nước có thể liên tục đun sôi, thức ăn bị cháy xém và nguy cơ cháy nổ cận kề.

Hãy đổi sang các thiết bị tự ngắt, hoặc nếu bị hỏng hãy thay mới.

Thiết bị điện không rõ nguồn gốc, giá rẻ

Đồ gia dụng giá rẻ thường được sản xuất từ vật liệu và quy trình công nghệ chi phí thấp. Dù chi phí ban đầu ít thấp chúng không nên sử dụng lâu dài.

Vì vậy, khi mua sắm thiết bị gia dụng, chúng ta cần lựa chọn thương hiệu và kênh phân phối uy tín. Dù giá có thể cao hơn một chút, về lâu dài, đây là cách bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Tin nổi bật