(ĐSPL) – Thói quen ăn tiết canh, thịt lợn tái, chết ở một số người dân rất dễ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh liên cầu lợn, thậm chí có thể gây tử vong.
|
Là món ăn có từ rất lâu ở các địa phương nhưng mỗi bát tiết canh lợn lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. |
|
Nguy hiểm nhất là căn bệnh liên cầu lợn do một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis) gây ra. |
|
Ths. Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW, vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. |
|
Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. |
|
Cả lợn ốm, chết lẫn lợn khỏe mạnh cũng có thể mang trong người liên cầu khuẩn. Đó là lý do tại sao khi ăn tiết canh từ con lợn khỏe mạnhvẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong. |
|
Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh. |
|
Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... |
|
Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen. | Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. |
|
|
Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bạn không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. |
|
Thịt lợn phải nấu chín, không ăn lợn chết, không ăn các món ăn sống, tái, đặc biệt là tiết canh lợn. |
|
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. |
MẠC NHIÊN (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]nUGUZtzS4D[/mecloud]