Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những hãng hàng không từng bị "tuýt còi" vì quảng cáo 'gây tranh cãi'

(DS&PL) -

Trên thế giới, không ít hãng hàng không bị chính phủ xử phạt vì các quảng cáo hoặc chương trình biểu diễn quá phản cảm.

Trên thế giới, không ít hãng hàng không bị chính phủ xử phạt vì các quảng cáo hoặc chương trình biểu diễn quá phản cảm.

Aviaona Airline

Năm 2010, hãng hàng không giá rẻ Aviaona Airline của Nga đã có màn “chào sân” ấn tượng với đoạn video quảng cáo dài hơn 2 phút ghi lại hình ảnh nhóm người mẫu nóng bỏng mặc bikini lau chùi thân máy bay trong ánh mắt tò mò của các phi công.

Hình ảnh trong đoạn quảng cáo của Aviaona Airline - Ảnh: Youtube

Đoạn phim ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Rất nhiều bình luận trên tờ Daily Telegraph cho rằng hãng hàng không này đã dùng thân thể phụ nữ để kinh doanh và mẩu quảng cáo nên bị cấm chiếu trên các sóng truyền hình quốc gia vì sẽ gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Ngược lại, những người ủng hộ, phần lớn là nam giới, coi đây là một ý tưởng mới mẻ và hấp dẫn. Tuy nhiên, hãng đã nhanh chóng bị chính phủ Nga và Liên minh châu Âu “tuýt còi” và phá sản vào năm 2011.

Ryanair Airline

Ryanair Airline là một hãng máy bay Ireland có tên tuổi được thành lập từ năm 1984. Hãng được biết đến với các đường bay cao cấp tới London hoặc Dublin với các tiếp viên lịch thiệp và xinh đẹp. Tuy nhiên, vào năm 2012, Ryanair đã quyết định làm mới thương hiệu bằng cách tung ra một đoạn quảng cáo hơn 1 phút với dàn người mẫu mặc bikini đùa giỡn trên đường băng.

Poster quảng cáo gây tranh cãi của Ryanair Airline - Ảnh: CNN

Ngay lập tức, hơn 7000 người đã kêu gọi chính phủ nước này cấm phát sóng đoạn quảng cáo “rẻ tiền” và mang tính “phân biệt giới tính”. Thay vì tăng lợi nhuận như dự tính, hãng hàng không này đã thiệt hại vô số sau khi phải dừng toàn bộ các chiến dịch quảng bá liên quan, chi phí đền bù cho người mẫu và tiền phạt từ Cục Tiêu chuẩn Quảng cáo Thương mại Ireland.

Firefly Airline

Tháng 3/2016, một thương hiệu riêng của Malaysia Airline, hãng Firefly Airline đã phải công khai nói lời xin lỗi, gỡ bỏ toàn bộ các hình ảnh quảng cáo cho chiến dịch giảm giá vé trong quý IV cùng năm bởi các cáo buộc lạm dụng hình ảnh thân thể phụ nữ.

Tờ rơi quảng cáo với hình ảnh vòng 3 phụ nữ của Firefly - Ảnh: Malaykini

Tháng 2/2017, hãng hàng không này tiếp tục bị Hội Bảo vệ quyền và thân thể phụ nữ nước này lên tiếng cảnh cáo về một mẫu quảng cáo tương tự và phải chịu một khoản tiền phạt không nhỏ.

Vietjet Air

Vietjet Air – hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam – đã quyết định xây dựng hình ảnh theo hướng trẻ trung, năng động gắn liền với các cô người mẫu trẻ trung, nóng bỏng. Tuy nhiên, định hướng này có vẻ đã gây nhiều rắc rối cho hãng. Năm 2012, màn trình diễn bikini trên một chuyến bay tới Nha Trang không được cấp phép đã “tiêu tốn” của Vietjet Air 20 triệu đồng tiền phạt. Sau đó, Đại sứ Indonesia đã đích thân lên tiếng nhắc nhở rằng ông “không muốn thấy bất cứ bộ bikini nào” trên các chuyển bay tới Indonesia – đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Hình ảnh phản cảm của người mẫu Vietjet Air cạnh một cầu thủ U23 Việt Nam - Ảnh Nld

Mới đây, trên chuyến bay đón đội tuyển quốc gia U23 về nước sau giải đấu AFF 2018, những hình ảnh của đoàn người mẫu mặc bikini bên các cầu thủ trẻ gây phẫn nộ trong dư luận. Cục Hàng không đã quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần hàng không Vietjet 40 triệu đồng và khuyến cáo các tiêu chuẩn an toàn trong vận tải hàng không.

Ngoài ra, tiếp viên trưởng chuyến bay cũng bị phạt 4 triệu đồng vì đã không báo cáo kịp thời cho cơ trưởng chuyến bay về màn trình diễn; khuyến cáo Giám đốc điều hành hãng Vietjet về vi phạm quy định trong  lĩnh vực hàng không.

Thu Phương

Tin nổi bật