Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những dự án chậm tiến độ của Tập đoàn Công Thanh tại Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xử lý như thế nào?

(DS&PL) -

Mặc dù chậm triển khai thực hiện, thậm chí chậm cả chục năm, nhưng 9 dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh tại Thanh Hóa vẫn được lãnh đạo tỉnh này quan tâm.

Mặc dù chậm triển khai thực hiện, thậm chí chậm cả chục năm, nhưng 9 dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh tại Thanh Hóa vẫn được lãnh đạo tỉnh này "quan tâm". 

Ở bài viết trước, báo Đời sống và Pháp luật online đã chỉ rõ những dự án chậm tiến độ của Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh tại Thanh Hóa. Theo đó, những dự án này được xếp vào những dự án khủng, vốn đầu tư lớn, diện tích đất thực hiện dự án rất lớn, lên tới hàng trăm héc ta.

Trong những dự án này, có những dự án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa rục rịch lên phương án thu hồi. Tuy nhiên, muốn thu hồi cũng khó, bởi lẽ những dự án này ít nhiều, Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh đã có động thái khẳng định quyền sở hữu, “bất khả xâm phạm”.

Nếu nhìn thẳng vào tổng mức đầu tư của những dự án mà Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh “rót” vào Thanh Hóa có lẽ sẽ khiến cho nhiều tỉnh thành trên cả nước phải ghen tị - 36.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế trong 10 dự án mà công ty này đầu tư vào Thanh Hóa, mới chỉ có 01 dự án hoàn thành, còn lại 9 dự án vẫn đang dang dở. Cái được thì chưa thấy đâu, nhưng cái mất đã rõ ràng, đó chính là sự lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng  tại hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh

Cũng chính điều này  đã làm cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa phải quan tâm, suy nghĩ “bỏ thì thương, vương thì tội” và đôi lúc không phải “muốn mà làm được”. Vậy lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã xử lý việc này thế nào?

Ngày 24/9/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 116/TB-UBND thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng  tại hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Một văn bản dài gần 2 trang A4, nhưng chỉ vẻn vẹn hơn 2 dòng ghi nhận đóng góp của 01 dự án là Nhà máy xi mãng Công Thanh đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa “Đến nay, dự án Nhà máy xi măng Công Thanh đã hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 12 năm 2016, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách và đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh”.Còn lại 9 dự án đang triển khai dở dang, chậm tiến độ so với đăng ký đầu tư ban đầu; một số dự án vi phạm về quản lý xây dựng, đất đai.

Về nguyên nhân chậm tiến độ thực hiện các dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, “chủ yếu vẫn là do nhà đầu tư chưa nắm chắc thủ tục hành chính theo quy định, chậm triển khai các thủ tục đầu tư; các sở, ngành, đơn vị liên quan chưa hướng dẫn lập thời và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng”.

Do đó, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án do Công ty cổ phần tập đoàn Công Thanh làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu công ty báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ, cam kết thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và thời gian khởi công xây dựng công trình.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn tổ chức hội nghị với nhà đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan để xem xét, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm chậm triển khai từng dự án và thống nhất hướng giải quyết đối với từng dự án cụ thể.

Một góc nhà máy xi măng Công Thanh đóng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Đối với đề xuất mở rộng cảng chuyên dụng Công Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải có báo cáo đề xuất cụ thể để đưa ra hội nghị giao ban Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tinh xem xét, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin ý kiến trước khi quyết đinh.

Như vậy, đối với các dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh kể cả những dự án chậm tiến độ (9/10 dự án), tỉnh thanh Hóa vẫn dành cho sự "quan tâm" đặc biệt.

Trong khi đó, một số chuyên gia về lĩnh vực kinh tế nhận định, với những dự án chậm tiến độ mà Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh đầu tư ở Thanh Hóa là một sự lãng phí rất lớn, đặc biệt là sự lãng phí tài nguyên. Thực tế thì có nhiều doanh nghiệp cần đất để đầu tư vào Thanh Hóa, nếu quỹ đất mà Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh đang chiếm giữ có thể thu hồi để bàn giao cho các doanh nghiệp khác có tiềm lực kinh tế đầu tư thì sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều, đương nhiên sẽ không lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.

Được biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Công Thanh được thành lập từ năm 2006, với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Năm 2010, số vốn này đã tăng lên hơn 1000 tỷ đồng. Ban đầu lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty này là clinker và cho thuê xe trộn bê tông, đến nay công ty xi măng Công Thanh đã phát triển mạnh và trở thành tập đoàn Công Thanh với 9 công ty thành viên. Các sản phẩm và dịch vụ chính của tập đoàn: Xi măng, Nhiệt điện, Phân đạm, Vận tải, Khách sạn, Resort, Sân golf.

Đời sống và Pháp luật online sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Thiên Vân

Tin nổi bật