Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những điều thú vị về văn hóa cúi chào của người Nhật Bản

(DS&PL) -

Một trong những bài học đầu tiên mà trẻ em tại Nhật Bản phải học là cách cúi chào.

Một trong những bài học đầu tiên mà trẻ em tại Nhật Bản phải học là cách cúi chào.

Nếu từng có có hội đến một nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ có cảm thấy mình giống "thượng đế" như người ta vẫn thường nói: tất cả nhân viên dù đang làm gì cũng sẽ cúi đầu chào bạn, cùng với một câu chào tiếng Nhật.

Cúi chào là một phần không thể thiếu trong cung cách phục vụ của người Nhật Bản cũng cũng thể hiện nét văn hóa lâu đời.

Hành động cúi chào ở Nhật Bản có tên là Ojigi. Ojigi có các mức độ khác nhau từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của hành động này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn và giới tính của bạn.

1. Cúi chào trong mọi trường hợp

Trong mọi tình huống, người Nhật luôn gập người cúi chào, cúi chào khi gặp mặt, tạm biệt, lễ kỷ niệm…  Ngoài ra, người Nhật còn cúi chào khi cảm ơn, xin lỗi ai đó hay chúc mừng và đặc biệt là khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Nghi thức cúi chào của Nhật Bản thể hiện nhiều ý nghĩa, cho thấy những cảm xúc khác nhau: từ biết ơn, tôn trọng cho đến hối lỗi…


2. Cách cúi đầu

Đối với người Nhật Bản, sẽ có 2 tư thế cúi đầu cơ bản là cúi đầu khi đang ngồi và khi đang đứng, và cả các kiểu cúi đầu phụ thuộc vào mục đích và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù cúi đầu theo kiểu nào, bạn cũng phải nhớ thẳng lưng và chân. Đây là một điều quan trọng trong văn hóa cúi chào của Nhật Bản và cho thấy tính cách của người Nhật: tôn trọng người khác nhưng vẫn phải thẳng thắn.

Ngoài ra, theo quy tắc, bạn sẽ hít vào khi gập người, thở ra khi cúi xuống rồi lại hít vào khi ngẩng đầu lên lần nữa.


3. Không chắp tay trước ngực khi cúi đầu

Đối với nhiều người, tư thế chắp tay trước ngực khi cúi đầu có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Quốc và được cho là một trong những dáng cúi đầu đầu tiên. Nhưng tại Nhật Bản, nó không còn trong các giao tiếp thông thường.

Chúng ta vẫn có thể thực hiện những động tác như vậy ở các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng.


4. Không cúi chào khi đang nói, đang đi hay đang ngồi

Khi bạn đang nói điều gì đó, hãy kết thúc câu nói trước khi cúi chào. Tuy nhiên, điều này cũng có ngoại lệ khi bạn muốn cúi chào và xin lỗi. Tương tự như vậy, khi bạn đang đi, hãy dừng lại rồi hẵng cúi chào. 

Việc đang ngồi và cúi chào cũng có vẻ không được đánh giá cao về phép lịch sự nên nếu ở Nhật Bản, hãy đứng dậy chào nhau trước khi ngồi lại ghế.

5. Dáng cúi đầu sai sẽ làm bạn bị đánh giá thấp

Đến xử sở hoa Anh Đào lần đầu tiên, bạn cũng nên quan tấm đến cách người Nhật cúi chào nếu không muốn rơi vào tình huống khó xử. Một vài lỗi thường gặp khi cúi chào là việc các chàng trai để tay đằng sau mông khi cúi chào hoặc nhiều cô gái buông thõng tay khi cúi.

Bên cạnh đó, một vài công ty cũng có quy định riêng về cách cúi chào cho nhân viên mình.

6. Người Nhật cúi chào kể cả khi nghe điện thoại

Có vẻ việc cúi chào đã trở thành một phản xạ và thói quen của người Nhật Bản khi giao tiếp. Vì vậy, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh này một người Nhật Bản cúi chào trong khi chẳng có ai xung quanh.

Nguyên nhân là vì họ đang nghe điện thoại và cúi chào người ở đầu dây bên kia, dù chắc chắn đối phương cũng không thể nhìn thấy gì. Thông thường, cúi chào qua điện thoại chỉ đơn giản là gật đầu nhưng nhiều người thậm chí còn dừng lại và cúi rạp xuống theo góc 15 hay 45 độ.

Nếu bạn cũng làm như vậy, có vẻ như bạn đã ở Nhật Bản đủ lâu rồi đó!

7. Cúi đầu khi đoàn tàu rời đi

Nếu bạn đang loanh quanh ở sân ga và chờ một chiếc shinkansen đang tới, bạn có thể nhìn thấy những người đàn ông và phụ nữ cúi đầu chào chiếc tàu đang rời khỏi sân ga. 

Đa phần họ đều làm việc cho công ty đường sắt, dù là nhân viên lau dọn, người đón tàu hay bất cứ ai. Những cái cúi chào của họ thể hiện sự trân trọng và biết ơn với hành khách trên tàu.

8. Những cô gái tại thang máy

Họ là những người luôn đứng trực tại thang máy, hướng dẫn khách đi và không quên cúi chào mỗi khi có khách bước vào. Nhiều người tưởng chừng như họ là những chú robot khi mọi động tác chào đều rất chỉn chu, chính xác với thái độ ân cần, nhiệt tình.


9. Hai người cúi chào nên đứng ngang nhau

Nếu bạn và một người khác đang bước xuống bậc cầu thang hay đứng ở những vị trí không ngang bằng, tốt nhất là hãy chờ người kia đi xuống hoặc cả 2 chạm mặt nhau ở 1 vị trí ngang nhau rồi hẵng chào. 

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cúi chào Nhật hoàng Akihito.

[presscloud]438[/presscloud]

10. Người Nhật cúi đầu chào qua lại "đủ mới htooi"

Nếu một người gặp bạn và chào, bạn sẽ cho rằng "họ chào mình rồi, chào lại thôi" và bạn sẽ cúi đầu chào họ, và còn cúi sâu hơn trước đó. Cứ tiếp tục như vậy vài lần, họ chào nhau chắc phải tới khi nào thấy "đủ" mới dừng lại.

Thực tế, không ai muốn bị coi là thiếu sự tôn trọng người khác nên họ thường chào nhau rất nhiệt tình. Nếu thường xuyên xem phim Nhật, chắc chắn bạn sẽ thấy điều này xuất hiện cũng nhiều trong các bộ phim.

Samurai và văn hóa cúi đầu của người Nhật

Nhật Bản chỉ có một dân tộc và cũng chỉ có một dòng họ làm vua (Yamato) từ thiên hoàng đầu tiên là Jimmu lên ngôi năm 660 trước công nguyên đến thiên hoàng ngày nay là đời thứ 125, vua Akihito lên ngôi năm 1989.

Sở dĩ không có cảnh tranh ngôi, soán vị, máu chảy đầu rơi, chu di tam tứ ngũ lục thất bát cửu tộc như ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng Nho giáo khác bởi vua Nhật không nắm thực quyền mà ngay từ đầu quyền đã do các lãnh chúa nắm.

Vua gần như được coi như một vị thần nhưng thiên hoàng Akihito ngày nay nổi tiếng là gần gũi với dân chúng cũng như có tầm ảnh hưởng lớn đến bang giao quốc tế. Chính ông hoàng này đã vài ba lần công khai xin lỗi các nước Châu Á về tội ác của phát xít Nhật gây ra trong chiến tranh thế giới thứ hai mà bắt đầu là xin lỗi Trung Quốc vào năm 1989.

Chiến binh samurai nổi tiếng nhất trong lịch sử có lẽ phải kể đến người lính Onoda khi cố thủ trong rừng rậm ở đảo Lubang của Philippines gần 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Năm 1944, ông tới Lubang để lãnh đạo một nhóm nhỏ binh sĩ hoạt động độc lập theo đường lối chiến tranh du kích.

Kể từ năm 1945, họ rút sâu vào rừng, sống bằng dừa, chuối và săn bắn. Ba đồng đội của ông, một ra hàng, hai bị giết chết trong các cuộc đấu súng với lính Philippines, còn người chỉ huy vẫn kiên định lập trường chiến tranh du kích.

Onoda không chấp nhận sự thật là thiên hoàng đã đầu hàng. Ông xé nát những tờ truyền đơn. Ông bịt tai không nghe tiếng loa phóng thanh phát ra từ các máy bay trực thăng đang vè vè trên đầu, ra rả kêu gọi mình ra khỏi rừng vì hòa bình đã lâu.

Tình cờ được phát hiện bởi một sinh viên người Nhật đi du lịch, mãi đến năm 1974 sau khi đích thân người chỉ huy cũ tới nơi ra lệnh, Onoda trong bộ quần áo rách nát mới buông súng, rời khỏi rừng rậm.

Chính vị chỉ huy này năm xưa từng ra lệnh cho ông rằng: “Anh không được phép tự tử. Dù bất kỳ điều gì xảy ra, dù sau ba năm hay năm năm, đơn vị sẽ quay lại với các anh. Cho đến lúc đó, dù chỉ còn một người lính, anh cũng phải lãnh đạo anh ta chiến đấu”.

Khi hạ vũ khí, Onoda đã bàn giao cho cấp trên một khẩu súng trường, 500 viên đạn, vài quả lựu đạn. Buổi lễ trở nên vô cùng đặc biệt khi có sự tham gia của đích thân tổng thống Philippines. Tổng thống đã ra lệnh ân xá cho Onoda trước những hành động bắn, giết chống lại quân lính nước này trong suốt ba thập kỷ.

GIA BẢO (T/h)

Tin nổi bật