Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những dấu hiệu "cảnh báo" trẻ được nuông chiều thái quá

(DS&PL) -

Trẻ bị nuông chiều thái quá sẽ sinh hư nên cha mẹ cần nhanh chóng nhận biết để kịp thời điều chỉnh lại cách dạy con của mình.

Trẻ bị nuông chiều thái quá sẽ sinh hư nên cha mẹ cần nhanh chóng nhận biết để kịp thời điều chỉnh lại cách dạy con của mình.

Nếu trẻ có những biểu hiện như dưới đây thì rõ là đã bị nuông chiều sinh hư, nếu không kịp thời điều chỉnh lại, e rằng sẽ hủy hoại cả đời của chúng.

Phát cáu làm loạn

Những lần không chiều theo ý muốn của con, động một cái con đã lăn lộn ra đất khóc lóc ầm ĩ, hơn nữa bạ đâu nằm đấy, thậm chí ở những nơi công cộng, khi xung quanh có rất nhiều người bao quanh nhìn cũng vẫn thản nhiên làm theo ý mình.

Đây chính là biểu hiện của những đứa trẻ thích phát cáu lên và hay làm loạn! Nguyên nhân là bởi ba mẹ của những đứa trẻ này thường ngày quá yêu chiều con, đáp ứng tất cả theo ý muốn của con cái, khiến chúng càng dễ dàng nổi cáu với ba mẹ khi không vừa ý, lâu dần sẽ càng nghiêm trọng hơn nữa!

Đứa con đòi mẹ mua đồ chơi mình thích. Ảnh minh họa

Coi bản thân là trung tâm, ích kỷ

Luôn nghĩ bản thân mình là người có quyền uy nhất trong nhà, người khác đều phải nghe theo lời mình, không biết tôn trọng người già hay yêu thương em nhỏ, nói năng tùy tiện!

Những đứa trẻ như vậy bề ngoài sẽ gặp chút cản trở về giao tiếp và lòng tự tôn đôi khi chịu sự đả kích. Trong những trường hợp không thể chịu đựng được nữa, đứa trẻ còn có thể đi theo hướng cực đoan không tốt.

Sinh hoạt ỷ lại không tự lập

Nhiều bà mẹ vì sợ con làm hỏng, làm bẩn mà tặc lưỡi… thôi thì để mình làm cho nhanh. Vì vậy, trẻ em 4-5 tuổi còn phải đút cho ăn, không biết mặc quần áo, trẻ 5-6 tuổi không biết làm bất cứ việc nhà nào…

Việc nuông chiều con quá mức sẽ khiến trẻ ỷ lại, không biết giá trị của lao động và không biết cách tự lập trong cuộc sống sau này. Tất nhiên, bạn cũng không nên giao cho con những việc quá phức tạp so với tuổi của bé, nhưng ít nhất hãy để bé tự làm những việc có thể phù hợp với độ tuổi của mình.

Luôn có người bênh vực

Việc này xuất phát từ việc quan điểm nuôi dạy trẻ không được thống nhất. Ví dụ: Trong lúc bố dạy con thì mẹ lại nuông chiều, che chở kiểu như: "Không nên quá nghiêm khắc, con còn quá bé". Khi bố mẹ dạy con thì ông, bà lại can thiệp: "Nó còn bé, biết gì, lại đây bà thương!..

Những đứa trẻ sống trong không khí và môi trường như thế này đương nhiên là dạy không nổi, bởi vì trẻ hoàn toàn không có quan niệm đúng sai. Đồng thời lúc nào cũng trốn trong "cái ô bảo vệ" và hậu quả là trẻ luôn là nguyên nhân gây bất hòa trong gia đình.

Không biết chia sẻ

Tình yêu thương quá mức sẽ khiến con cái trở nên thay đổi, thích ăn những thứ chỉ thuộc về riêng mình, cho rằng thứ gì cũng là thuộc về mình, càng không có chuyện chia sẻ với người khác.

Một ví dụ rất dễ bắt gặp đó là: Em gái thấy cốc nước của anh trai khác mình, muốn chiếm luôn lấy phần nước uống của anh, ngay sau đó anh trai liền một hơi uống hết nước trong cốc, không để lại cho em gái chút nào, rồi một câu cũng không nói và quay người đi.

Nhiều người thấy con trẻ tham ăn, ăn độc thì cười cho rằng trẻ con đều thế cả, thậm chí còn lấy đó làm vui đùa. Câu cửa miệng họ thường dọa những đứa trẻ như vậy là: "Nhanh lên không sẽ người khác sẽ ăn mất phần bây giờ!".

Nếu không được uốn nắn kịp thời, những đứa trẻ đó sẽ trở nên ích kỉ, không biết chia sẻ với người khác dù là người thân đi chăng nữa, càng đừng nói gì đến người ngoài.

Nịnh nọt, hối lộ con

Nếu bạn phải ninh nọt, hối lộ con bằng tiền, đồ chơi, hay các món quà để bé thực hiện các hoạt động sống hàng ngày như học bài, thu dọn đồ đạc, đó là dấu hiện bạn đang chiều con quá. Nếu bạn có thói quen cho bé kẹo bánh, đồ chơi kèm theo lời ngọt ngào để mong bé chấm dứt một hành vi xấu như "Con đi rửa tay rồi mẹ mua bánh cho con ăn" thì đó là nuông chiều.

Trẻ sẽ hình thành ý nghĩ rằng, chúng làm việc này việc kia là vì bố mẹ, nên cần phải được nhận hồi báo vật chất. Nếu không có "thù lao", chúng sẽ không làm. Còn bố mẹ thì có thể "hối lộ" con cả đời được không?

Chuyên gia phân tích

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088, thực tế trong cuộc sống có hai khuynh hướng yêu con từ các bậc cha mẹ. Một là, quá nghiêm khắc và hổ báo với con khiến chúng trở nên sợ hãi, nhút nhát và tự ti. Thứ hai là, quá yêu con, cưng nựng và đáp ứng mọi nhu cầu mà trẻ muốn.

Do đó, cha mẹ chiều con cái quá mức thì dễ khiến con hư hỏng. Rất nhiều những bi kịch gia đình xảy ra từ việc cha mẹ không biết từ chối yêu cầu vô lý của con. Điều này dẫn đến con cái hư hỏng, ra ngoài không biết lễ phép với người xung quanh.

Theo các chuyên gia tâm lý, không nuông chiều con có nghĩa là phải nghiêm khắc một cách cứng nhắc. Khi muốn thể hiện sự không đồng ý với yêu cầu của trẻ, chúng ta cũng không cần tỏ thái độ cấm thẳng thừng. Hãy để cho trẻ tự đấu tranh, tự học tập kinh nghiệm, rồi hướng dẫn chúng xử lý, tập kìm chế những ham muốn của mình. Tập cho trẻ có tính độc lập, không ỷ lại vào người lớn là điều mà cha mẹ nên làm. Nhưng tính độc lập này phải có chừng mực, vì độc lập đến mức ích kỷ thì sẽ… nguy, chính trẻ khi lớn lên sẽ tách biệt khỏi mọi người, thậm chí có thể trở nên vô cảm.

Sinh ra một đứa trẻ không dễ, nhưng để giáo dục cho đứa trẻ đó trở thành một công dân tốt, mẫu mực với những phẩm tính tốt đẹp càng khó hơn. Nếu cha mẹ không giáo dục con cái thật tốt, thì càng sinh nhiều con, càng gây tai họa nhiều cho gia đình và cả xã hội. Do đó đừng xem việc dạy con là việc tư nhân của bản thân vì nó còn có ảnh hưởng to lớn tới cả nền tảng văn hóa, kinh tế và chính trị của cả quốc gia.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật