Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những "đại kỵ" khi ăn nho, cần biết để khỏi rước họa vào thân

(DS&PL) -

Với hương vị thơm ngon, lại giàu dinh dưỡng nên nho là loại quả được nhiều người yêu thích.

Với hương vị thơm ngon, lại giàu dinh dưỡng nên nho là loại quả được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có một số người "đại kỵ" với nho, ăn vào có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Nho là loại quả tốt cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa

Tác dụng của việc ăn nho

- Bảo vệ tim mạch

Nước ép nho đỏ có ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch.

Bên cạnh đó, nho còn có khả năng làm giãn nở mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng. Nó cũng có tác dụng làm thư giãn các mạch máu, giúp đường kính của chúng lớn hơn. Đồng thời làm giảm huyết áp, cho phép một khối lượng máu cao hơn chảy qua tất cả cơ quan của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và tăng lượng oxy cho tế bào.

- Chống oxy hóa

Nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do.

Ở lớp vỏ mọng của hạt nho người ta còn tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể.

- Giảm cân

Nếu kết hợp nho và đậu nành có thể có thể giảm cân hiệu quả. Theo các chuyện gia dinh dưỡng, thức uống này sẽ tác động tới các tế bào chất béo và làm tan rã các tế bào mỡ với tốc độ nhanh hơn bình thường.

- Tác dụng thải độc

Nho có tác dụng thải chất độc trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali trong quả nho cao giúp lợi tiểu, chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa làm tăng khả năng thải độc cho cơ thể.

- Chữa chứng đau nửa đầu

Sử dụng nước ép nho chín vào mỗi buổi sáng sớm là cách hiệu quả nhất để loại bỏ chứng đau nửa đầu.

- Bổ sung sắt cho cơ thể

Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể của bạn cảm thấy mệt mỏi, đồng thời tư duy cũng trở nên chậm chạp và lờ đờ hơn, điều này khiến mọi hoạt động của bạn đều kém hiệu quả. Tình trạng này có thể được đẩy lùi nhờ quả nho, bởi nho là loại trái cây rất giàu chất sắt. Để bổ sung sắt từ nho bạn nên chọn nho sáng màu vì chúng chứa nhiều sắt hơn nho màu tối.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn nho - Ảnh: Minh họa

Những người không nên ăn nho

- Người béo phì

Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.

- Người bị bệnh đường ruột

Nho có nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Song khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Nếu không thường xuyên ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ thấy khó chịu trong bụng khi nạp vào một lượng lớn chất xơ từ nho. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.

- Người bị viêm loét dạ dày

Trong 125 mL (½ cốc) nước ép nho chứa tới 23-66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì thế những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.

- Người bị tiểu đường

Trong 100 gam thịt quả nho sẽ chứa 10 đến 12 gam đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì thế, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do đó, nếu bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.

- Người bị bệnh răng miệng

Người mắc bệnh răng miệng nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn. Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… không nên ăn nho và nước nho đỏ.

- Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp

Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật