Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những cách "chiều con thái quá, con hóa hư" của bố mẹ Việt

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bố mẹ nào mà chẳng thương con, nhưng có những ông bố mà mẹ vì quá thương con, yêu con mà có những cách yêu chiều thái quá...

(ĐSPL) – Bố mẹ nào mà chẳng thương con, nhưng có những ông bố mà mẹ vì quá thương con, yêu con mà có kiểu yêu chiều thái quá. Điều đó không chỉ khiến con trẻ được đà lấn tới mà còn vô tình làm hư tính nết của con.

Thực tế chứng minh không ít ông bố bà mẹ người Việt yêu chiều con quá mức cần thiết. Họ sẵn sàng làm tất cả miễn là con mình thích. Có lẽ họ quá mù quáng khi nghĩ rằng chiều con mới là thương.

Câu chuyện của gia đình anh T (Cầu Giấy) có lẽ là một điển hình cho việc “chiều con quá, con hóa hư”. Chẳng là anh chị ngoài 30 mới có đứa con đầu lòng, mà lại là thằng cu con. Tính ra con anh chị cũng được gần 4 tuổi. Không chỉ có anh mà bố mẹ anh cũng chiều thằng cháu đích tôn hết mực. Vì thế, con trai anh T càng lớn càng hay nũng nịu và hay đòi hỏi.

Những lúc không không hài lòng, bé sẵn sàng ném cả hộp đồ chơi xuống sàn nhà, có khi là ném vào mặt bố. Những lúc đó, anh T không giận mà càng thương con hơn, anh sợ rằng, mình nặng lời con sẽ khóc và trở nên trầm cảm. Vợ anh T chị M nhiều lần dặn chồng, không nên chiều con quá con sẽ hư. Anh không quan tâm lời chị nói mà cho rằng chị không biết chiều con, không biết chăm con.

Cách chiều thái quá của một số ông bố bà mẹ Việt (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, con trai anh chị rất thích chơi điện thoại, iPad vì thế có lần điện thoại chị T để trên đầu giường, thằng cu con nhất quyết đòi lấy chơi. Anh chị dỗ thế nào cũng không im, thế cùng anh lấy điện thoại đưa cho con. Thằng cu giận quá, thả luôn điện thoại vào xô nước mà mẹ đang lau nhà. Chị không nhịn được thái độ hư hỏng của con nên phát luôn cho con mấy cái vào mông. Thằng con thấy chạy lại ôm bố khóc như mưa, vừa góc vừa gào “đau…đau…”.

Thấy thế anh T nhảy bổ vào đánh vợ. Cũng từ hôm đó, anh bế con sang nhà bố mẹ đẻ ở, vì lý do vợ không biết chăm con mà chỉ có ông bà mới hiểu tâm lý con trẻ. Không những thế, anh còn mua hẳn cho con một cái iPad chỉ để con nghịch cho vui. Ông bà nội cũng ủng hộ cho rằng “Thằng đích tôn của ông bà cũng phải tiếp xúc công nghệ sớm chứ. Biết đâu sau này con là nhân tài trong nghành công nghệ”.

Giận vợ nên không ai đón con, chiều hôm hối hả phi xe về nhà trẻ đón con, anh T mới hay tin con mình lên lớp thường xuyên ngồi một góc chẳng chịu chơi với ai. Có chăng chỉ có cô chủ nhiệm lớp mới tiếp xúc được với con mình. Cô không ngớt lời kể tội thằng con, suốt ngày đòi nghịch điện thoại cô, xong đòi nghịch máy tính, rồi đòi đủ các kiểu,… không được đáp ứng là dỗi và ném hết đồ chơi vào mặt bạn. Anh tá hỏa nghĩ lại lời vợ nói có lẽ mình quá chiều con.

Chiều con theo kiểu anh T là chuyện không hiếm, không ít đứa trẻ hư hỏng chỉ vì bố mẹ quá nuông chiều. Nhiều bố mẹ thắc mắc không hiểu vì sao nhiều gia đình khổ cực mà con họ 2 hoặc 3 tuổi đã nói “ầm ầm”, thậm chí có bé 3 tuổi độc lập ngồi ngoan xúc cơm ăn là chuyện thường, trong khi đó con mình suốt ngày bám riết lấy bố mẹ như đuôi. Hễ không hài lòng là “ngoạc mồm” ra khóc lóc khiến bố mẹ không ít phen đau đầu.

Chiều con quá, con chỉ bám riết lấy bố mẹ mà không chịu hòa nhập với thế giới bên ngoài. Ảnh minh họa.

Chị B (Kim Mã) buồn bã chia sẻ: “Con mình đã 3 tuổi rồi mà bé chưa nói được câu nào. Tìm hiểu ra mới biết, do vợ chồng mình cho bé xem ti vi nhiều quá. Ngày 7 tháng tuổi đã cho bé xem ti vi rồi. Mình thấy con thích xem cũng chủ quan nên cứ sáng mai là bật cho con xem nên thành thói quen. Bé nhà mình nay cứ đến bữa ăn là chỉ ti vi đòi xem, không cho xem là khóc rống lên đòi. Thương quá, chồng mình lại chiều. Chưa hết, bé nhà mình còn có tật xấu suốt ngày bám bố mẹ đòi bế, đòi đi chơi. Gần chừng này tuổi rồi mà cứ đòi bế không chịu tự đi vì thế bé hơi chậm phát triển so với bạn bè”.

Chị B cũng chia sẻ bài học, không nên chiều con thái quá. Bởi khi quá nuông chiều con nhỏ không học được tính tự lập mà toàn phụ phuộc vào bố mẹ. Chị đã từng trách cô bạn thân khi con mới 20 tháng tuổi đã cho đi trẻ, rồi bắt con tự xúc ăn, tự uống nước, cấm không cho con xem ti vi nhiều. Nay con bạn chị 3 tuổi đã có thể nói rõ, rồi tự ăn, tự đánh răng và làm việc một cách độc lập. Nhìn con người ta mà chị xót xa cho cách chiều con của mình.

Thời gian gần đây, không ít ông bố bà mẹ vì quá vui mừng còn tổ chức tròn tháng, sinh nhật một tuổi cho con một cách linh đình, khiến không ít người bức xúc và cho rằng việc làm này là không cần thiết. Nhìn những hình ảnh các cô vũ công uốn éo phản cảm, thậm chí có cô còn khỏa thân mua vui, nhiều người không khỏi lắc đầu ngán ngẩm cho cách chiều con của những ông bố bà mẹ này. Thậm chí có người còn nói lời cay nghiệt khi cho rằng “giàu quá tiền không biết làm gì nên mua vui cho con”.

Đề cập tới vấn đề chiều con thái quá không ít nhà tâm lý cho rằng, với từng lứa tuổi cần có sự quan tâm và chiều chuộng đúng mực. Phải hiểu rõ trẻ cần gì và điều gì là thực sự phù hợp với con mình, chính những người làm cha mẹ phải luôn sáng suốt để phân định rõ ràng giữa việc cần, đủ và thừa thãi, để có cách yêu con phù hợp. 

Tin nổi bật