Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhìn lại thương vụ sóng gió Mobifone - AVG

(DS&PL) -

Vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn thông báo về việc xử lý vụ Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

Vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn thông báo về việc xử lý vụ Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Cùng nhìn lại hành trình đầy sóng gió của MobiFone sau hơn 2 năm mua lại AVG.

Mobifone bỏ ra 60% vốn điều lệ để đầu tư vào AVG

Thông tin từ VnEconomy, tháng 1/2016, Tổng công ty Viễn thông Mobifone bất ngờ công bố hoàn tất mua lại 95% cổ phần của Công ty CP Nghe nhìn toàn cầu (AVG).

Mục tiêu của Mobifone khi mua lại AVG là nhằm phát triển một triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016, nằm trong top 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam đến năm 2020.

Giá trị thương vụ vào cuối năm 2016 được Mobifone công bố là 8.889 tỷ đồng, số tiền này bằng 60% vốn điều lệ của Mobifone.

Sau khi hợp nhất AVG, doanh thu của Mobifone trong năm 2016 tăng mạnh lên 35.078 tỷ đồng, cao hơn 12% so với năm 2015 (31.388 tỷ đồng), tuy nhiên giá vốn, chi phí bán hàng tăng mạnh, cùng doanh thu từ lãi tiền gửi giảm sút khiến Mobifone chỉ ghi nhận lãi sau thuế 4.223 tỷ đồng trong năm 2016, giảm 1.219 tỷ đồng, tương đương giảm 22,4% so với năm 2015 (5.442 tỷ đồng), và giảm 15% so với năm 2014 (4.965 tỷ đồng).

Ban Bí thư cho rằng thương vụ Mobifone - AVG là một vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm.

Được biết năm 2017, Mobifone đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ 39.669 tỷ đồng, lãi sau thuế công ty mẹ 4.471 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn năm 2016 và thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn 2014-2015.

Theo báo cáo quyết toán 6 tháng đầu năm công bố, công ty mẹ Mobifone đạt doanh thu 18.701 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.623 tỷ đồng, đạt lần lượt 47% và 59% kế hoạch năm.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2018, MobiFone đạt doanh thu 5.932 tỷ đồng, bằng 103,9% so với cùng kỳ 2017. Năm 2017, MobiFone đạt doanh thu 44.234 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch và đạt lợi nhuận trước thuế là 5.589 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh trong năm 2017 vẫn cho thấy MobiFone là doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cao tới 25,68%.

Có một điều mà ai cũng thấy rõ, trước khi về tay Mobifone, AVG chưa có lợi thế rõ rệt trong ngành truyền hình trả tiền khi số lượng thuê bao ở mức thấp, kết quả kinh doanh kém khả quan, đồng thời cũng tương đối yếu về khả năng sản xuất nội dung, Tạp chí Nhà đầu tư phân tích

Chưa bàn đến việc mức lợi nhuận này có như dự báo trong các báo cáo định giá AVG hay không, chỉ biết để thâu tóm AVG, Mobifone đã phải rút hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi ngân hàng để chi trả cho thương vụ này. Động thái này khiến lãi tiền gửi ngân hàng năm 2016 của Mobifone giảm rất mạnh, từ 511 tỷ đồng của năm 2015 xuống chỉ còn 182 tỷ đồng.

Từ đó có thể thấy, riêng trong năm 2016, Mobifone đã bị hụt đi số lợi nhuận lên đến vài trăm tỷ đồng khi chi tiền thâu tóm AVG thay vì gửi tiền tại ngân hàng.

Thanh tra từ năm 2016 nhưng chưa công bố kết luận

Đầu tháng 8/2016, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện việc Mobifone mua AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo Sài Gòn giải phóng, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cuối tháng 7/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã yêu cầu ban khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai về trách nhiệm trong dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.

Tháng 9/2017, Thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này đã tổ chức công bố quyết định thanh tra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone, với nội dung thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định.

Còn theo công văn ngày 8/3 vừa qua của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ báo cáo kết quả việc thanh tra.

Tại cuộc họp, Ban Bí thư cho rằng, đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, sớm công bố theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật và thu hồi tài sản của Nhà nước bị thất thoát.

Hoàng Hà (T/h)

Tin nổi bật