Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhìn lại 5 năm Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” của Trung Quốc

(DS&PL) -

Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” được coi là một trong những chính sách ưu tiên quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” được coi là một trong những chính sách ưu tiên quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Kể từ khi lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ nhất, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” chống tham nhũng ở mọi cấp. Chiến dịch “này được coi là một ưu tiên chính sách quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình.

Các Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, diễn ra ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh - Ảnh: Xinhua

Phần lớn Chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các quan chức từ cấp thấp ở địa phương cho đến những quan chức cấp cao. Trong đó phải kể đến những nhân vật cấp cao điển hình như: Cựu Bộ trưởng Công an - cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang; 2 cựu Bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài; 2 cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng; 2 cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc là Lệnh Kế Hoạch và Tô Vinh; nguyên Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh Vương Mân; Tổ trưởng Tuần thị chống tham nhũng Trung ương Trương Hóa Vi; Trợ lý Chủ tịch Ủy ban quản lý giám sát Ngân hàng Trung Quốc Dương Gia Tài; nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Dương Hoán Ninh.

Vào tháng 8 vừa qua, Mạc Kiến Thành, người đứng đầu Ủy ban chống tham nhũng của Bộ Tài chính Trung Quốc cũng bị điều tra vì nghi tham nhũng.

Phiên họp thứ nhất của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) - Ảnh: Xinhua

Ở cấp địa phương Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” đã đánh vào những cái tên như: Dương Tú Châu, nguyên Phó thị trưởng Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang; Điền Trang, Phó Tổng Thư ký Chính Hiệp thành phố Tế Nam; Thẩm Thụy Khanh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thường Châu; Hoàng Chí Quang, Phó Thị trưởng Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây; Tôn Phong, Phó Chủ tịch Chính Hiệp thành phố Quảng Châu; Tề Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục quản lý giám sát an toàn sản xuất Thượng Hải; Ngụy Dân Châu, Phó Chủ tịch tỉnh Thiểm Tây; Diêu Trung Dân, Giám sự trưởng Ngân hàng phát triển Trung Quốc; Ngô Thiên Quân, Bí thư Chính pháp Tỉnh ủy Hà Nam.

Thượng tướng Quách Bá Hùng là một trong hai cựu Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bị bắt - Ảnh: Chinadaily

Hồi đầu tháng 10, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) tiếp tục thông báo về hình thức kỷ luật đối với hai cựu Phó Thị trưởng thành phố Trùng Khánh là Hà Đỉnh và Mộc Hoa Bình do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, Hà Đỉnh đã bị khai trừ Đảng; Mộc Hoa Bình phải chịu những hình thức kỷ luật thử thách 2 năm trong Đảng và bãi bỏ tư cách Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu - Ảnh: CNN

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa việc quản lý nghiêm minh toàn diện Đảng vào Chiến lược “Bốn toàn diện”, tăng cường toàn diện sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy quản Đảng từ nới lỏng đến thắt chặt tạo ra thay đổi lớn, giúp cho việc xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng nâng lên tầm cao mới làm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh hơn, trong sạch hơn.

Trung Quốc đã hình thành các biệp pháp quản lý nghiêm minh toàn diện Đảng và chống tham nhũng, trên cơ sở kiên trì nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, nắm chắc tôn chỉ chỉnh đốn Đảng, thống nhất lý tưởng xây dựng Đảng với chế độ Đảng lãnh đạo toàn diện, thực hiện phương châm trừng phạt trước, thận trọng sau, duy trì kỷ luật nghiêm minh, vận dụng “Bốn dạng hình thái” để duy trì kỷ luật, trừng phạt thiểu số, giáo dục đa số và xử lý từ gốc tới ngọn.

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi”, được CCDI công bố mới đây đã đề cập đến những con số về vấn nạn tham nhũng ở Trung Quốc, cụ thể: Các cơ quan kiểm tra giám sát kỷ luật Trung Quốc đã thụ lý 2.674.000 hồ sơ, lập án 1.545.000 trường hợp, xử lý 1.537.000 trường hợp quan chức các cấp vi phạm kỷ luật.

Trong đó điển hình có 43 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 đã bị bắt giữ hoặc cho thôi chức vì tội tham nhũng và mắc những sai phạm nghiêm trọng khác; 9 người thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; hơn 8.900 cán bộ cấp cục, sở; 63.000 cán bộ cấp huyện, phòng; hơn 250 quan chức cao cấp, gồm cả lãnh đạo doanh nghiệp và tướng lĩnh quân đội bị bắt giữ; 648.000 quan chức ở cấp xã vi phạm kỷ luật và tham nhũng quy mô nhỏ. Không dừng lại ở trong nước, Trung Quốc đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua khuôn khổ các Chiến dịch “Lưới trời” và “Săn cáo”.

Cựu Bộ trưởng Công an - cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang tại phiên xét xử - Ảnh: The Independent

Tính tới cuối tháng 8, đã có 3.453 đối tượng trốn chạy ra nước ngoài bị bắt giữ, trong đó có 628 là cựu quan chức; đã tịch thu được 1,41 tỉ USD. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), 46 đối tượng đã bị bắt.

Từ năm 2012 đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thúc đẩy điều tra rộng khắp, cử các điều tra viên đến khắp nơi, thành lập các cơ quan giám sát cán bộ trong nội bộ chi ủy, đây chính là việc làm mạnh tay nhất trong việc xóa “điểm mù” trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Về cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc giai đoạn tiếp theo, giới quan sát nhận định, Chủ tịch Tập Cận Bình bước vào nhiệm kỳ thứ hai thì cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc vẫn chưa chậm lại. Tuy nhiên, các mục tiêu quan chức cấp cao không còn nhiều nên thời gian tới Trung Quốc sẽ tập trung vào mục tiêu là các quan chức cấp địa phương hoặc cơ sở.

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về liêm chính trong Chính phủ thuộc Trường Đại học Bắc Kinh, Trang Đức Thủy nhận định, kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, hầu hết quan chức cao cấp có sai phạm đều bị xử lý, chỉ còn lại những quan chức tại vị hoặc đã vượt qua bài kiểm tra hoặc được thăng chức gần đây.

Vì thế, trong 5 năm tới, cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ tập trung sang cấp địa phương. Mặt khác, cũng có chuyên gia cho rằng, Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ chậm lại và trở thành một hình thức giám sát thường lệ.

Thay vì tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ như vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ muốn dựa nhiều vào những phương tiện như Nhóm kiểm tra Trung ương hoặc có thể là Ủy ban giám sát Quốc gia của CCDI (dự kiến thành lập vào năm 2019) và những cơ quan chống tham nhũng trực thuộc Viện Kiểm sát và Chính phủ. Ủy ban mới này sẽ giám sát không chỉ đảng viên mà còn tất cả cán bộ, công chức; tăng cường lãnh đạo thống nhất tập trung của Đảng đối với công tác chống tham nhũng.

Ông Triệu Lạc Tế, Bí thư CCDI - Ảnh: Xinhua

Giới phân tích Trung Quốc cũng ca ngợi một nhân vật được coi là có ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc và là “bộ não” của Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” tại Trung Quốc 5 năm qua, là ông Vương Kỳ Sơn. Dưới thời ông Vương Kỳ Sơn, ngay cả những người đã hoặc đang làm việc trong CCDI cũng bị điều tra tham nhũng. Tuy nhiên, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 vừa qua đã bầu ông Triệu Lạc Tế - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Bí thư CCDI thay ông Vương Kỳ Sơn nghỉ hưu.

Giới chuyên gia đặt ra câu hỏi rằng liệu ông Triệu Lạc Tế có thay Vương Kỳ Sơn để tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc hay không. Song, giới chuyên gia dự báo rằng, sau Đại hội 19, Trung Quốc vẫn sẽ tập trung đánh tham nhũng vào cán bộ tham nhũng còn sót lại.

Ngân Nhi (Theo Xinhua/People.cn)

Tin nổi bật