Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều người có thể gửi chung một sổ tiết kiệm không?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều cho phép mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Trường hợp này được gọi là đồng sở hữu sổ tiết kiệm.

Tại Khoản 1, 2 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có quy định:

1. Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình giấy tờ xác minh thông tin của mình.

Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.

2. Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

Đối chiếu theo quy định nêu trên thì nhiều người có thể đứng tên trên một sổ tiết kiệm ngân hàng.

Hình minh họa.

Trên thực tế, sổ tiết kiệm đứng tên hai người có những lợi ích khác cho khách hàng như: Khi sử dụng sổ, người đồng sở hữu sổ có thể dễ dàng rút tiền bất cứ lúc nào.

Có thể tránh được những thủ tục giấy tờ phức tạp, trong trường hợp 1 trong các chủ sở hữu bị mất năng lực hành vi dân sự, vẫn có người khác sở hữu và giải quyết sổ tiết kiệm.

Mức lãi suất của sổ đồng sở hữu sẽ tương đương với lãi suất của sổ một người.

Việc thực hiện giao dịch cũng minh bạch, rõ ràng đối với khách hàng đồng sở hữu sổ tiết kiệm.

Tuy nhiên cũng không tránh khỏi rủi ro, nếu xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu, việc xử lý sổ tiết kiệm có thể trở nên phức tạp.

Mỗi ngân hàng có quy định khác nhau, trước khi gửi tiền, bạn nên tìm hiểu kỹ các điều khoản và điều kiện của ngân hàng mà mình lựa chọn.

Tin nổi bật