Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều lao động ở Ả Rập vẫn mong được hồi hương

(DS&PL) -

Sau khi báo chí đăng tải, vừa qua nhiều người lao động ở Ả Rập đã trở về nước. Người thân của các lao động này cho biết vẫn còn nhiều người mong muốn được hồi hương.

Sau khi báo chí đăng tải, vừa qua nhiều người lao động ở Ả Rập đã trở về nước. Người thân của các lao động này cho biết vẫn còn nhiều người mong muốn được hồi hương.

Liên quan đến sự việc hàng loạt người lao động ở Ả Rập Xê Út làm đơn kêu cứu vì bị ngược đãi ông Lê Hồng Việt – GĐ Công ty Nam Việt cho biết, vừa qua đã đưa 3 người lao động trở về Việt Nam.

Theo đó, những lao động được về nước bao gồm: lao động Nguyễn Thị Sáng (SN 1971), trú tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), lao động Đào Thị Hải Kim (SN 1972) và chị Trương Thị Huệ (SN 1971) cùng trú tại TPHCM.

Sau những ngày lo lắng về tình trạng người thân liên tục cầu cứu từ Ả rập Xê Út vì bị ngược đãi, giờ đây những gia đình có người thân kêu cứu đã có thể yên tâm.

Chị Trịnh Thị Huyền Trang (có mẹ là lao động Đào Thị Hải Kim) cho hay, từ khi về Việt Nam sức khỏe của bà Kim đã ổn định dần trở lại. Tuy nhiên, do phải tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa trong quá trình làm việc nhà nên bà Kim liên tục có dấu hiệu đau nhức, tê tay.

“Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới đi xuất khẩu làm việc nơi xứ người. Nghe bên môi giới nói ngày làm việc có 8 đến 9 tiếng thôi, có ai ngờ đâu qua đó một ngày làm tới 15, 16 tiếng thì sao mẹ tôi chịu nổi. Giờ đây mẹ tôi muốn giúp đỡ nhiều hơn những lao động đang làm việc ở Ả Rập, vẫn còn nhều người mong muốn hồi hương về Việt Nam lắm". – chị Trang nói.

Hàng loạt đơn kêu cứu của người lao động bên Ả Rập.

Ông Lê Hồng Việt – GĐ Công ty Nam Việt cho biết: Sau khi nhận được những phản ánh từ báo chí cũng như người lao động, công ty Nam Việt cũng đã hỗ trợ để đưa những người lao động ở Ả Rập đã có nhu cầu về nước.

"Với trách nhiệm của đơn vị XKLĐ, chúng tôi đã hỗ trợ chi phí cũng như hướng dẫn các thủ tục cho người lao động được về nước” – ông Việt chia sẻ.

Vị giám đốc này cũng cho rằng thị trường lao động Ả Rập khá là phức tạp. Theo đó, tinh thần làm việc của người lao động chưa cao kết hợp việc thích nghi môi trường sống ở Ả Rập khó khăn nên dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Bà Trần Thị Vân Hà – Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền Cục QL Lao động ngoài nước thể hiện rõ sự lo lắng, người lao động hầu hết đã lớn tuổi, thiếu trách nhiệm với bản thân, ngôn ngữ giao tiếp thì không hoàn thiện nên dễ xảy ra mâu thuẫn với chủ nhà ở Ả Rập. Chi phí để một lao động sang làm việc ở Ả Rập đều do Chủ sử dụng (CSD) chi trả nên khi trở về sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bà Hà cho biết thêm, quan điểm của Bộ LĐ TB & XH muốn hạn chế đưa lao động sang thị trường Ả Rập. Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân nên không thể cấm được và chỉ có biện pháp thắt chặt quy trình của các công ty XKLĐ. Nghề giúp việc đang khá nhạy cảm và thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ việc phát sinh khiến cho đơn vị quản lý khó kiểm soát.

Trong thời gian qua, rất nhiều vụ việc người lao động ở Ả Rập Xê Út “kêu cứu” thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Ông Nguyễn Tiến Tùng – Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ tiếp cận các thông tin từ báo chí để quản lý chặt chẽ và có thể thanh tra những đơn vị làm sai quy định.

Ngày 2/3, Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH công bố quyết định thanh tra định kỳ 5 DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong tháng 3/2017.

Cụ thể, 3 DN XKLĐ tại Hà Nội và 2 DN xuất khẩu lao động tại Hải Phòng nằm trong danh sách thanh tra. Đó là: Công ty CP Xuất nhập khẩu than – Vinacomin; Công ty CP Thương mại, tư vấn và đầu tư xây dựng TMDS; Công ty CP Quốc tế Nhật Minh; Công ty CP Đầu tư và hợp tác quốc tế Thăng Long; Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Phát.

 

 

Tin nổi bật