Từ 1/1/2018, nhiều chính sách mới về thuế, thuế suất nhập khẩu, thanh toán ngân hàng ... sẽ có hiệu lực.
Áp thuế nhập khẩu 0%
Từ 2018, linh kiện ô tô nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, xe ô tô đã sử dụng từ 9 chỗ trở xuống áp thuế nhập khẩu tuyệt đối 10.000 USD/xe. Để được áp dụng thuế suất ưu đãi 0%, doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải từ mức 4 và đạt đủ sản lượng theo quy định. Linh kiện nhập khẩu phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được…
Từ 2018, linh kiện ô tô nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% - Ảnh: Pháp luật. |
Áp thuế suất thông thường
Các mặt hàng nhập khẩu được áp dụng thuế suất thông thường với mức 05%, gồm: Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật; Quặng sắt; Kim cương công nghiệp và phi công nghiệp; Máy điều hòa không khí; Tủ lạnh; Máy in, máy copy và máy fax; Máy hút bụi; Máy ảnh; Máy quay phim…
Đối với hàng hóa không được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thông thường và không thuộc trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.
Nghĩa vụ nộp thuế
Áp dụng công thức tính lãi suất ngân hàng mới
Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành Thông tư số 14/2017/TT-NHNN quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được ban hành. Thay thế cho Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Theo đó, thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau: 1 năm là 365 ngày; Một tháng là 30 ngày; 1 tuần là 7 ngày; 1 ngày là 24 giờ.
Chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH có thể ở tù đến 7 năm
Từ ngày 1/1/2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Đồng thời, cũng từ ngày 1/1/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Phạm tội 2 lần trở lên phạt tiền tư 200 đến 500 triệu hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm. Tội trốn đóng bảo hiểm từ 1 tỷ đồng trở lên phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Hằng Thanh (T/h)