Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhật Bản: Trung Quốc chủ trương áp sát "nguy hiểm" máy bay Mỹ

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Tờ Japan News của Nhật Bản nhận định, việc Bắc Kinh áp sát máy bay Mỹ nhằm thể hiện quan điểm quan điểm không nhượng bộ từ Chủ tịch Tập Cận Bình.

(ĐSPL) – Tờ Japan News của Nhật Bản nhận định, việc Bắc Kinh áp sát máy bay Mỹ tại Biển Đông nhằm mục đích phô diễn sức mạnh không quân Trung Quốc và quan điểm không nhượng bộ từ Chủ tịch Tập Cận Bình.
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bắc Kinh luôn coi sức mạnh không quân là cơ sở để bảo vệ lợi ích hàng hải của quốc gia. Trong một tuyên bố ngày 23/7 của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh khẳng định: “Chiến đấu cơ Trung Quốc giữ khoảng cách nhất định với máy bay Mỹ”.

Chiến đấu cơ J-11 (Su-27) của Trung Quốc được cho là đã áp sát máy bay Mỹ ngày 19/8.

“Việc Mỹ tiến hành do thám với quy mô lớn và thường xuyên ở khu vực Biển Đông là nguyên nhân ảnh hưởng đến an ninh quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ”, tuyên bố này cho biết.
Trước đó vào tháng 5 và tháng 6, chiến đấu cơ Trung Quốc cũng áp sát một cách nguy hiểm trước máy bay Mỹ ở khu vực Biển Hoa Đông. Theo một nguồn tin từ Bắc Kinh, phi công Trung Quốc không hề bị phạt hay khiển trách vì những hành vi khiêu khích máy bay Mỹ.
Nguyên nhân chính của việc này là do chính phủ Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo chủ trương hiện đại hóa không quân Trung Quốc nhằm đối trọng với không quân Mỹ.
Trong một cuộc họp ở Myanmar hồi đầu tháng này cùng với đại diện các quốc gia ASEAN, Mỹ đã đề nghị Trung Quốc chấm dứt các hành động đơn phương khiêu khích trên Biển Đông. Bắc Kinh đã đáp trả bằng những lời lẽ mạnh mẽ dẫn đến tranh cãi giữa hai cường quốc. Các nhà quan sát nói rằng đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc áp sát một cách nguy hiểm với máy bay Mỹ.
Trước đó, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Bắc Kinh sớm rút giàn khoan này trước thời điểm tháng 8 và tuyên bố công việc khoan khảo sát ở Biển Đông “đã thành công tốt đẹp”.
Cho đến nay, những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Mỹ và cả các quốc gia trong khu vực cho thấy không có dấu hiệu rằng Bắc Kinh đã thay đổi chính sách thể hiện sự vượt trội về không quân và hải quân trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.

Quan chức Lầu Năm Góc nhấn mạnh đây là hành động "nguy hiểm" của Trung Quốc trong một thập kỷ qua.

Trong khi đó, Washington nhận định hành động khiêu khích của Trung Quốc được tiến hành một cách có tổ chức và ngày càng trở nên “nguy hiểm”. Một số quan chức Hoa Kỳ đã tỏ ra lo ngại những hành động như vậy có thể dẫn đến cuộc đụng độ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.
Quan chức Lầu Năm Góc nói rằng sự cố mới nhất trên Biển Đông là hành động gây hấn nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ năm 2001. Khi đó, chiến đấu cơ Trung Quốc đã va chạm với máy bay trinh sát Mỹ gần đảo Hải Nam khiến phi công này thiệt mạng.
Mặc dù các quốc gia đều có quyền bay qua khu vực đặc quyền kinh tế nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền hàng hải với gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc cũng phản đối hành động trinh sát và tuần tra của Mỹ và các quốc gia trong khu vực.
Hành động áp sát nguy hiểm mới nhất tại vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và trong không phận quốc tế một lần nữa nhấn mạnh quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh đối với các quốc gia tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Tin nổi bật