Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhân vật là tể tướng 6 nước, để bắt hung thủ ám hại mình mà tự nguyện chịu "ngũ mã phân thây"

(DS&PL) -

Ông là người đề xuất cho chiến sách 6 nước hợp tung chống Tần, khiến nước Tần không thể mang quân đi đánh các nước trong vòng 15 năm.

Ông là người đề xuất cho chiến sách 6 nước hợp tung chống Tần, khiến nước Tần không thể mang quân đi đánh các nước trong vòng 15 năm.

Xã hội phong kiến ​​cổ đại chứng kiện sự xuất hiện của không ít bạo chúa, mà kèm theo là hàng loạt hình thức hành hình dã man khiến bất kỳ ai cũng phải khiếp sợ. Trong đó, có một kiểu tra tấn tương đối quen thượng với con người hiện đại qua các thước phim điện ảnh, song lại vô cùng man rợn, chính là "Ngũ mã phân thây", hình thức dùng để tử hình những người phạm trọng tội.

Thế nhưng, vào thời Xuân Thu chiến quốc, có một vị đại thần sinh thời được quân chủ vô cùng trọng dụng, nhưng trước khi chết lại chủ động xin được "ngũ mã phân thây".

Đó là Tô Tần, người đề xuất cho chiến sách 6 nước hợp tung chống Tần, khiến nước Tần không thể mang quân đi đánh các nước trong vòng 15 năm.

Tô Tấn, vị tể tướng 6 nước, một thuyết khách nổi tiếng thời Chiến Quốc.

Ai cũng biết rằng chế độ quan trường hiểm ác khôn lường, các quan viên luôn đấu đá tranh giành vì lợi ích của bản thân. Chỉ có thông minh, sắc bén và bản lĩnh mới có thể tồn tại được ở một nơi luôn được ví là "hang cọp" như vậy.

Vào thời điểm sau khi liên minh 6 nước hoàn thành, Tô Tần khi sang ở nước Tề được Tề Mẫn vương vô cùng trọng đãi. Tuy nhiên, chính điều đó khiên ông bị các quý tốc nước này ghét. Họ lo lắng việc ông được trọng dụng sẽ là sự uy hiếp trong tương lai và làm tổn hại đến lợi ích của họ. Vì vậy, những thế lự này đã hợp mưu sai người ám sát Tô Tần, nhưng một số sơ suất đã xảy ra, nên Tô Tần chỉ bị đâm và thương nặng.

Tô Tần khi đó đang rất được tín nhiệm, nên khi hay chuyện Tề Mẫn vương vô cùng tức giận và hạ lệnh truy bắt bằng được hung thủ, song không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào.

Do vết thương quá nặng, Tô Tần biết không thể qua khỏi, nên đã đề xuất kế sách cuối cùng trong đời để có thể khiến hung thủ lộ diện.

Tô Tần nói với Tề Mẫn vương rằng: "Sau khi thần chết, xin dùng Ngũ mã phân thây rồi loan tin 'Tô Tần vì Yên mà làm loạn ở Tề', đồng thời hạ lệnh ban thưởng cho kẻ thích khách, như vậy chắc chắc sẽ bắt được hung thủ".

Tề Mẫn vương sau đó làm theo lời Tô Tần, quả nhiên hung thủ thực sự ngoan ngoãn tự ra "đầu thú", và bị hạ lệnh xử trảm.

Tô Tấn xin bị "Ngũ mã phân thân" sau khi chết để có thể bắt được hung thủ ám sát mình.

Tuy nhiên, nếu chỉ cần suy tính kỹ một chút, không khó để nhìn ra đây là một cạm bẫy, ai lại có thể chỉ vì chút tiền thưởng mà đánh đổi bằng cả mạng sống của mình?

Trên thực tế, tội phản gián của Tô Tần là có thật, chứ không chỉ là một lời nối dối để dụ kẻ thích khách lộ diện, mà Tô Tần đã làm một số việc tổn hại đến lợi ích của nước Tề.

Theo sử sách hiện đại, năm 288 TCN, Tần và Tề là 2 chư hầu lớn nhất đương thời. Tần Chiêu Tương vương định ước cùng Tề Mẫn vương xưng đế. Hai bên giao ước vua Tần xưng làm Tây Đế, vua Tề xưng làm Đông Đế, và cùng mang quân tấn công nước Triệu.

Tô Tần với tư thế của người giúp Yên Chiêu vương – vị vua muốn báo thù nước Tề, cho rằng muốn làm yếu nước Tề trước hết phải phá việc liên hoành giữa Tề và Tần, ngăn cản hai nước xưng đế.

Tô Tần bèn sang Tề thuyết phục Tề Mẫn vương bỏ đế hiệu và chinh phạt nước Tống. Mục đích của Tô Tần là: 2 nước Yên - Triệu nằm ở phía bắc nước Tề, còn nước Tống ở phía nam, nếu Tề đánh Tống thì sẽ bớt áp lực quân sự về phía bắc cho Yên và Triệu. Riêng nước Tống nằm giữa 3 nước Tề, Sở và Ngụy, nếu Tề đánh Tống thì Ngụy và Sở sẽ can thiệp, còn Tần cũng muốn chiếm Tống; do đó vì Tề đánh Tống thì sẽ khiến liên minh Tề và Tần tan vỡ.

Tô Tần phân tích cho Tề Mẫn vương thấy rằng nếu cùng xưng đế với Tần thì các nước chỉ tôn trọng Tần mà không tôn trọng Tề, nếu bỏ đế hiệu thì các nước sẽ trọng Tề mà ghét Tần, do đó Tề Mẫn vương quyết định bỏ đế hiệu.

Về việc đánh Triệu hay đánh Tống, Tô Tần cũng phân tích cho Tề Mẫn vương thấy Tống yếu còn Triệu mạnh, đánh Tống dễ thành công hơn là đánh Triệu.

Cuối cùng, sau khi Tề Mẫn vương bỏ đế hiệu, vua Tần cũng buộc phải bỏ đế hiệu, định ước liên hoành Tề Tần đổ vỡ. Sau đó, Tô Tần tiếp tục đi du thuyết các nước Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn để đẩy mạnh việc hợp tung chống Tần.

Tề Mẫn vương muốn tham gia liên minh chống Tần để làm Tần yếu đi khiến mình có thể dễ dàng chiếm Tống. Triệu nằm giữa Tần và Tề mạnh, rất sợ liên minh của hai nước này, nên tìm cách liên hệ với nước Tề phía đông để làm yếu Tần. Nắm quyền nước Triệu khi đó là Phụng Dương quân Lý Đoái, một người thân Tề nên rất tán thành liên minh.

Hàn và Ngụy nằm giáp với Tần, khi thấy Tề và Triệu liên minh thì họ muốn tham gia. Nước Yên vì lợi ích của nước nhỏ cũng phải tham gia liên minh. Kết quả liên minh 6 nước chống Tần hình thành, Tô Tần là người cầm đầu hợp tung kiêm tể tướng sáu nước

Tuy nhiên, về sau các nước vì lợi của nước mình mà liên minh dần dần giải tán. Quân Tề nhân cơ hội đó xua quân tiêu diệt nước Tống.

Việc đánh Tần tuy không thành công, nhưng Tô Tần đã đạt được mục đích phá vỡ định ước liên hoành giữa Tề - Tần. Sau đó, ông bị ám sát như kể trên và Tề vương theo kế ông dặn lại đã tìm ra thủ phạm giết ông, bởi hung thủ tin rằng Tô Tấn bị xử đúng tội.

Trước đó, Tô Tần cũng từng đề xuất với Tề Mẫn vương rằng cần tổ chức tang lễ cho Tề Tuyên vương thật long trọng để phô trường quốc lực. Nhưng trên thực tế, đây là một cách để bào mòn ngân khố của nước Tề.

Cuối cùng, việc Tề Mẫn vương đánh chiếm nước Tống, khuếch trương sức mạnh khiến các nước khác hoảng sợ, họ liên hợp với nước Yên cùng đánh Tề vào năm 285 TCN. Tề Mẫn vương không chống nổi liên quân các nước, thua chạy và bị giết vào năm 284 TCN.

Hoa Vũ (Theo Toutiao)


Tin nổi bật