Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 vị hoàng đế đông con nhất trong lịch sử Trung Quốc: Người đứng đầu có hơn 10.000 mỹ nữ và 80 người con

(DS&PL) -

Mỗi triều đại chỉ tồn tại duy nhất một bậc quân vương, song lại có hàng ngàn phi tần thị nữ cùng các các hoàng tử và công chúa.

Mỗi triều đại chỉ tồn tại duy nhất một bậc quân vương, song lại có hàng ngàn phi tần thị nữ cùng các các hoàng tử và công chúa.

Các hoàng đế trong lịch sử thường có rất nhiều phi tần thị nữ và đông con.

Vào thời kỳ phong kiến cổ đại, hoàng đế là người nắm giữ quyền lực tuyệt đối của cả một quốc gia. Mỗi triều đại chỉ tồn tại duy nhất một bậc quân vương, song lại có hàng ngàn phi tần thị nữ.

Làm hoàng đế kỳ thực không sung sướng như những gì mà người ta hay nghĩ. Ban ngày thì lo lắng cho an nguy xã tắc, đến đêm lại phải chăm sóc cho hậu cung, tính chuyện nói dõi tông đường.

Một vị hoàng đế cưới nhiều thê thiếp như vậy thì sẽ có bao nhiều người con? Ai là vị hoàng đế có nhiều hoàng tử công chúa nhất trong lịch sử Trung Hoa?

Tống Huy Tông Triệu Cát

Triệu Cát (1082 – 1135), nguyên là hoàng tử thứ 11 của Tống Thần Tông Triệu Húc, sau trở thành vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Thời gian đầu khi lên ngôi, Tống Huy Tông vốn là bậc quân chủ minh vương, sau vì nghe theo Thái Kinh và các quan thần khác mà khiến tình hình chính trị bị suy yếu.

Quân Kim nhân cơ hội tiến quân chinh phạt Trung Nguyên, Tống Huy Tông Triệu Cát có ý nhường ngôi và dời đô về Nam Kinh. Theo ý của Lý Cương, Tống Huy Tông nhường ngôi cho Thái tử Triệu Hằng, tức Tống Khâm Tông.

Sau "sự biến Tĩnh Khang", Tống Huy Tông Triệu Cát và Tống Khâm Tông Triệu Hằng bị quân Kim bắt. Tống Huy Tông Triệu Cát sau đó qua đời ở Ngũ Quốc Thành vào năm Kim Thiên Hội thứ 13 ( năm 1135). Năm Thiệu Hưng thứ 12 (1142), quan tài của ông được đưa về Nam Tống và mai táng ở lăng Vĩnh Hựu.

Theo "Tống sử" ghi chép, trước khi Bắc Tông diệt vong, Hoàng đế Triệu Cát có hơn 10.000 mỹ nữ trong hậu cung, 32 người con trai và 34 người con gái. Khoảng thời gian loạn lạc sau đó, các bà vợ của ông còn sinh thêm sáu con trai và tám con gái nữa. Như thế, tổng cộng ông có 80 người con.

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (685 - 762), tại vị từ năm Tiên Thiên thứ nhất (năm 712) đến năm Thiên Bảo thứ 15 (năm 756), là vị hoàng đế có thời gian trị vì dài nhất của nhà Đường, sau vì loạn An Lộc Sơn mà phải lưu vong.

Dưới sự cai trị của Hoàng đế Lý Long Cơ, nhà Đường cũng trải qua giai đoạn thịnh thế không kém gì thời của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Năm Bảo Định thứ nhất (năm 762), khi đó ông đã là Thái thượng hoàng, qua đời ở điện Thần Long, thành Trường An, thọ 78 tuổi.

"Sử tịch" ghi chép lại: Trong 44 năm trị vì, Đường Huyền Tông hạ sinh tổng cộng 59 người còn, gồm 30 hoàng tử, 29 công chúa, trong đó có 7 người con yểu mệnh mất sớm.

Thanh Thánh Tổ Khang Hi

Thanh Thánh Tổ Khang Hi (1654 - 1722), vị hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh. Trong suốt 61 năm trị vì, ông được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc bậc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh.

Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên. Thanh Thánh Tổ còn được xưng tụng là "Khang Hi Đại đế".

Theo những ghi chép lịch sử, Hoàng đế Khang Hi có 35 hoàng tử và 20 công chúa. Ngoài ra còn có 1 người con gái nuôi là Cố Luân Thuần Hi Công chúa, tổng cộng 56 người con.

Trần Tuyên Đế Trần Húc

Trần Tuyên Đế Trần Húc (530 - 582), hay còn gọi là Trần Đàm Húc, một hoàng đế của triều Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.

Trong thời gian tại vị (569 - 582), ông đã cho xây dựng hàng loạt công trình thủy lợi, khai khẩn đất hoang, khuyến khích trồng trọt sản xuất, kinh tế xã hội được khôi phục, chính trị tương đối ổn định. Vào năm Thái Kiến thứ 14 (năm 582), Trần Tuyên Đế băng hà ở tuổi 53.

Trần Tuyên Đế có tổng cộng 42 hoàng tử, trong đó có 8 người đến khi Trần diệt vong vẫn chưa thành niên, nên chưa được phong tước. Ngoài ra, không có con số cụ thể nào về số công chúa của Trần Tuyên Đế được tìm thấy trong dữ liệu lịch sử. Chỉ biết ông có rất ít con gái, có thể chưa đến 5 người.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 - 1398), là vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Trong 30 năm cai trị của mình (1368 - 1398), ông tiến hành cải cách đất nước về mọi mặt để khắc phục hậu quả sau gần 20 năm chiến tranh. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ Chi Trị. Đặc biệt, Bộ luật được viết nên dưới thời Hồng Vũ được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của cả thời đại.

Minh Thái Tổ được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn. Năm Hồng Vũ thứ 31 (năm 1398), Minh Thái Tổ lâm bệnh và mất ở tuổi 71.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cả đời sinh được 26 hoàng tử và 18 công chúa, tổng cộng 44 người con. Trong đó, 5 người con trai đầu tiên của ông đều do Đại Cước Mã Hoàng hậu sinh ra. Những người con trai khác đều được hạ sinh sau khi ông xưng đế. Chỉ có người con trai thứ 9 và 26 yểu mệnh không được phong vương.

Hoa Vũ (Theo Douban)

Tin nổi bật