Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhận sổ đỏ làm tài sản thế chấp, ngân hàng “méo mặt” vì bị cơ quan chức năng thu lại

(DS&PL) -

Việc hủy/thu hồi giấy chứng nhận QSD đất đang được sử dụng trong quan hệ thế chấp tại các tổ chức tín dụng đã ảnh hưởng đến quyền xử lý tài sản bảo đảm...

Việc hủy/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được sử dụng trong quan hệ thế chấp tại các tổ chức tín dụng đã ảnh hưởng đến quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được phản ánh của một số tổ chức tín dụng về các cơ quan có thẩm quyền thông báo hủy/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cá nhân, hộ gia đình. Trong đó, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản bảo đảm đã được thế chấp cho khoản vay vì có vi phạm quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, do cơ quan có thẩm quyền cấp không đúng quy định và một số lý do khác.

Do vậy, để bảo đảm an toàn đang hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, hạn chế rủi ro khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hủy, thu hồi, trong văn bản 8698 gửi các tổ chức tín dụng mới đây, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nghiên cứu các quy định pháp luật về đất đai có liên quan để đánh giá đầy đủ rủi ro khi nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất để kịp thời bổ sung hoàn thiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng cho khách hàng.

Nhận sổ đỏ làm tài sản thế chấp, ngân hàng “méo mặt” vì bị cơ quan chức năng thu lại. Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng cần bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa rủi ro khi nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, như bổ sung các thỏa thuận/cam kết của khách hàng về biện pháp bảo đảm thay thế trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hủy/ thu hồi, trách nhiệm/nghĩa vụ của khách hàng thông báo cho tổ chức tín dụng khi phát sinh tình huống này hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết khác.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng cần thường xuyên tham khảo thông tin về việc thu hồi đất do UBND cấp có thẩm quyền thông báo trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, cấp huyện để có biện pháp xử lý phù hợp.

Theo tìm hiểu, vay thế chấp sổ đỏ là hình thức vay vốn dùng tài sản thế chấp là bất động sản trong sổ đỏ để đảm bảo cho khoản vay giữa người đi vay, với người cho vay có thể là cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức.

Trên thực tế, khoản vay này thường có giá trị nhỏ hơn so với tài sản thế chấp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, giá trị khoản vay có thể lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thế chấp.

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ

Bước 1: Nộp hồ sơ tại ngân hàng và được nhân viên tư vấn kỹ hơn

Bước 2: Thông tin khách hàng cung cấp được đưa lên hệ thống để kiểm tra, xác minh.

Bước 3: Bộ phận thẩm định kiểm tra giấy tờ gọi điện thẩm định khách hàng, người tham chiếu về các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay…

Bước 4: Duyệt khoản vay, ký hợp đồng vay và ngân hàng tiến hành giải ngân.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật