Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhận biết ung thư máu, ai cũng cần biết sớm để thoát "cửa tử"

(DS&PL) -

Ung thư tế bào máu là một dạng bệnh ung thư ác tính còn có cái tên khác là ung thư bạch cầu. Đó là căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong ngày càng cao.

Ung thư tế bào máu là một dạng bệnh ung thư ác tính còn có cái tên khác là ung thư bạch cầu. Đó là căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ thường gặp chiếm đến 78,2 ở độ tuổi trên 15 và chiếm 21,7% ở độ tuổi dưới 15. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến rơi chủ yếu vào khoảng từ 35 – 69 tuổi.

Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong. Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng hầu hết các ca bệnh đều phát hiện ở giai đoạn muộn.

Những dấu hiệu ung thư máu bạn cần biết:

Đau xương biểu hiện của ung thư máu. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư máu đều có triệu chứng đau xương. Đặc biệt, vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ sẽ đau nhức hơn cả. Thậm chí, bệnh còn khiến bệnh nhân dễ đối diện với nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân của những cơn đau này bắt nguồn từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.

Khò khè khó thở. Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi,…Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua. Sở dĩ đây là một dấu hiệu của ung thư máu vì khi các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức nó có thể khiến bạn khó thở và ho. Do đó, khi có hiện tượng này kéo dài mà không có sự liên quan đến các bệnh đường hô hấp bạn cần gặp bác sĩ sớm để kiểm tra, xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.

Xuất hiện đốm đỏ trên da. Nếu trên da bỗng xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, cần đề cao cảnh giác bởi rất có thể nó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chặn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu đổi màu trên da.

Sốt, nhức đầu. Hầu hết các bệnh ung thư đều có dấu hiệu sốt nhẹ và nhức đầu. Khi lượng bạch cầu tăng lên nhưng lại không có khả năng kháng lại những vi khuẩn có hại từ bên ngoài, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, thường xuyên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm bởi môi trường xung quanh. Kèm theo đó là hiện tượng vết thương khó lành.


Chảy máu cam triệu chứng của bệnh ung thư máu. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ gây viêm nhiêm và những hạch bạch huyết là hậu quả của sự viêm nhiễm đó. Ngoài ra, ở bệnh nhân ung thư máu có hiện tượng chảy máu cam nhưng ít người để tâm. Thông thường chỉ là những lần chảy máu cam nhẹ, nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, lượng máu nhiều cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Dễ bị bầm tím. Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu. Khi các tế bào bạch cầu có sự thay đổi bất thường chúng sẽ khiến tiểu cầu bị ứ đọng dễ xảy ra bầm tím hoặc có thể ngược lại.

Giảm khả năng miễn dịch. Khi mắc ung thư máu, bệnh nhân có xu hướng giảm khả năng miễn dịch. Do vậy, họ dễ bị nhiễm trùng; mắc các chứng như viêm xoang, zona, viêm phổi, nhiễm trùng da, thận… liên tục trong thời gian dài

Đau bụng. Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, người mắc ung thư máu ở giai đoạn này sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi khó chịu.

Cách phòng chống ung thư máu:

Tránh tiếp xúc với hóa chất. Các chất hóa học độc hại gây ung thư máu cần hạn chế như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các thuốc có chất benzene,… Nếu bạn phải tiếp xúc với các hóa chất, cố gắng để giảm thiểu thời gian tiếp xúc và luôn đeo găng tay, khẩu trang để tránh tiếp xúc.

Tránh tiếp xúc với bức xạ. Tiếp xúc với nồng độ cao của bức xạ cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư máu. Những người thường phải tiếp xúc với bức xạ là người làm trong môi trường nhà máy điện hạt nhân, người bệnh cần điều trị với xạ trị, vv…

Tập thể dục thường xuyên. Theo chuyên gia khuyến cáo nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày mỗi tuần. Tập thể dục có nhiều hình thức, bao gồm cả đi bộ nhanh, tập thể lực hoặc bơi lội, chạy bộ.

Chế độ ăn uống phòng chống bệnh ung thư tế bào máu. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp tránh được sự phát triển của bệnh ung thư, bao gồm ung thư máu. Chế độ ăn uống hằng ngày bạn cần đảm bảo là giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Hằng Thanh (T/H)


Tin nổi bật