Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhận biết tiền giả polymer như thế nào?

(DS&PL) -

Tiền giả dù có được làm tinh vi như thế nào thì vẫn có thể phát hiện được bởi sẽ không làm giả được hết các dấu hiệu bản an trên đồng tiền.

Tiền giả dù có được làm tinh vi như thế nào thì vẫn có thể phát hiện được bởi sẽ không làm giả được hết các dấu hiệu bản an trên đồng tiền. Có một số cách kiểm tra tiền giả đơn giản như: xé nhẹ ở mép, soi tiền trước nguồn sáng đỏ.

Theo khuyến cáo của Cục Phát hành và Kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước), để phân biệt tiền giả khi không có điều kiện kiểm tra kỹ thì cách đơn giản là nhất là: xé nhẹ ở mép, nếu dễ bị rách thì có khả năng là tiền giả, nên kiểm tra kỹ hơn; soi cửa sổ nhỏ trước nguồn sáng đỏ (bóng đèn tròn, ngọn nến, que diêm cháy sáng), nếu không xuất hiện chữ Việt Nam đối xứng màu ngũ sắc thì đó là tiền giả.

Có 5 cách để kiểm tra chi tiết phân biệt tiền giả và tiền thật.

Soi tiền trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị. Ở tiền giả, hình bóng chìm không tinh xảo. Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét, một số trường hợp không có yếu tố này. Hình định vị không khớp khít.

Dây bảo hiểm nhìn rõ từ hai mặt.

Vuốt nhẹ tiền sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in ở: chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Ở tiền giả, vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lỳ, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.

Kiểm tra độ nhám ráp trên đồng tiền.

Chao nghiêng tiền để kiểm tra mực đổi màu, Iriodin, hình ẩn nổi. Mực đổi màu (OVI) khi nhìn thẳng là màu vàng, đổi sang màu xanh lá cây khi nhìn nghiêng Iriodin là dải màu vàng chạy dọc tờ bạc, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng.

Chao nghiêng sẽ thấy đổi màu mực.

Khi đặt tiền nằm ngang tầm mắt nhìn thấy chữ “VN” nổi rõ ở mệnh giá tiền 200.000, 10.000 đồng; chữ “NH” ở mệnh giá 50.000, 20.000 đồng. Ở tiền giả, có yếu tố OVI nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật, không có yếu tố Iriodin hoặc có in giả dài màu vàng nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.

Cách thứ 4 để kiểm tra tiền, đó là kiểm tra các cửa sổ trong suốt, ở cửa sổ lớn có số mệnh giá dập nổi tinh xảo. Ở cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn (DOE) khi đưa cửa sổ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa…) sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng. Ở tiền giả, cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh ảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

Cửa số lớn sẽ có mệnh giá dập nổi tinh xảo.

Để kiểm tra tiền thật hay tiền giả, còn có thể dùng kính lúp, đèn cực tím, kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang. Mảng chữ siêu nhỏ “NHNNVN”, “VN”, hoặc số mệnh giá lặp đi, lặp lại nhìn thấy rõ dưới kính lúp. Khi soi dưới đèn cực tím, mệnh giá tiền được in bằng mực không màu chỉ phát quang; còn số seri dọc màu đỏ sẽ phát quang màu vàng cam và seri ngang màu đen phát quang màu xanh lơ. Ở tiền giả, không có mảng chữ siêu nhỏ hoặc các dòng chữ, số không sắc nét, rất khó đọc. Không có mực không màu phát quang hoặc phát quang không giống như tiền thật.

Dùng kính lúp kiểm tra chữ, số in siêu nhỏ.

Nhìn tổng thể các yếu tố giấy in, các kỹ thuật bảo an, nhất là các yếu tố như cửa sổ trong suốt có hình dập nổi, hình bóng chìm, chữ VN sáng trắng, các loại mực phát quang, hình ẩn nổi... trên tờ tiền giả không giống hoặc không có như trên tờ tiền thật; đặc biệt nếu quan sát kỹ 2 cửa sổ của tờ tiền thì có thể nhận biết loại tiền giả này dễ dàng.

Theo Cục Phát hành và Kho quỹ, tờ tiền giả được in bằng giấy in thông thường, không phải là giấy polymer. Có thể nhận biết điều này qua quan sát hoặc xé nhẹ bằng tay ở mép tờ tiền; nếu thấy tờ tiền có các vết rách ở mép thì cần kiểm tra cẩn thận vì hiện tượng này ít xảy ra đối với tiền in trên giấy polymer.

Tin nổi bật