Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà thiết kế phần mềm 82 tuổi: bận đến nỗi không có thời gian để mắc bệnh

(DS&PL) -

"Khi bạn già bắt đầu mất đi nhiều thứ: chồng mình, công việc, tóc, thị lực... Nhưng tất cả những điều đó đều không thể ngăn cản bạn học tập và tiếp thu cái mới."

"Khi bạn già bắt đầu mất đi nhiều thứ: chồng mình, công việc, tóc, thị lực... Nhưng tất cả những điều đó đều không thể ngăn cản bạn học tập và tiếp thu cái mới."

Khi bà Masako Wakamiya - 82 tuổi, một trong những nhà phát triển ứng dụng iPhone lâu đời nhất thế giới, một người tiên phong trong việc đưa điện thoại thông minh đến với người già - ngồi vào bàn làm việc, bà vẫn sử dụng một bàn tính gẩy để tính các con số toán học.

Bà Masako Wakamiya đang sử dụng laptop làm việc tại nhà riêng ở Fujisawa, Nhật Bản.

Thất vọng trước sự thiếu quan tâm của ngành công nghệ kỹ thuật trong việc thu hút người lao động lớn tuổi, bà đã tự học và bắt tay vào thực hiện nó. Bà nhấn mạnh, những người trên 60 tuổi cần phải tìm kiếm những kỹ năng mới để có thể nhanh nhẹn linh hoạt hơn.

"Khi bạn già đi, bạn mất nhiều thứ: chồng mình, công việc, tóc, thị lực. Có vẻ như toàn là điểm trừ. Nhưng khi bạn học một cái mới, dù đó là lập trình IT hay chơi piano, thì nó sẽ trở thành một điểm cộng, thúc đẩy cuộc sống của bạn", bà nói.

"Nếu muốn trở thành người chuyên nghiệp, bạn hãy quay lại trường học. Trong kỷ nguyên Internet, nếu bạn không chịu học tập thì sẽ mang lại hậu quả không tốt cho chính cuộc sống hàng ngày của mình."

Vào những năm 90 thế kỉ trước, sau khi nghỉ hưu, bà mới bắt đầu quan tâm đến máy tính. Bà phải mất vài tháng để thiết lập hệ thống đầu tiên, bắt đầu bằng tin nhắn BBS, tiền thân của Internet, trước khi xây dựng các kỹ năng của mình trên máy tính Microsoft, rồi Mac của Apple và iPhone.

Bà yêu cầu các nhà phát triển phần mềm đưa ra nhiều hơn sản phẩm cho người cao tuổi. Nhưng rồi sự thờ ơ của họ đã dẫn bà đi đến quyết định là tự mình sẽ thực hiện điều này.

Và thế là bà Wakamiya đã đi học những căn bản về mã hoá và phát triển ứng dụng Hinadan. Năm nay, Apple đã mời bà tham gia Hội nghị phát triển toàn cầu uy tín của họ, với tư cách là một trong những người sáng tạo thiết kế ứng dụng được sử dụng lâu nhất này.

Hinadan - "cầu thang búp bê" - được lấy cảm hứng từ lễ hội búp bê Hina Matsuri, diễn ra vào tháng 3 hàng năm của Nhật bản. Những con búp bê trang trí đại diện cho hoàng đế, gia đình và khách của họ được trưng bày theo trật tự cụ thể.

Trong ứng dụng của bà Wakamiya, người dùng phải đặt chúng vào đúng vị trí - một nhiệm vụ khó hơn âm thanh, yêu cầu ghi nhớ các sắp xếp phức tạp.

Ứng dụng hiện đang chỉ có sẵn bằng tiếng Nhật, đã được tải xuống 42.000 lần với hàng trăm nhận xét tích cực từ người dùng.

Mặc dù những con số này còn tương đối nhỏ so với các ứng dụng lớn khác của Nhật Bản được hàng triệu lần tải xuống, nhưng Hinadan đã chứng tỏ đủ phổ biến để bà Wakamiya lên kế hoạch phát hành các phiên bản bằng tiếng Anh, Trung Quốc và có thể là tiếng Pháp vào lễ hội năm sau.

Thành công của ứng dụng này đã thúc đẩy bà tiến bước sâu hơn vào thế giới công nghệ cao, mặc dù ngành công nghiệp này xưa nay nổi tiếng là danh tiếng là nổi tiếng về việc phân biệt tuổi tác.

Bà Wakamiya đang sử dụng ứng dụng Hinadan do chính bà phát triển.

Tại Thung lũng Silicon, các nhân viên ở độ tuổi 40 sẽ bị một số công ty coi là "người cũ". Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông, trích dẫn về nghiên cứu của công ty Payscale, thì độ tuổi trung bình của một nhân viên tại Facebook là 29 và tại Apple là 31.

Tuy nhiên, các công ty công nghệ quốc tế và những công ty mới thành lập đang từ từ vươn lên đầy tiềm năng nhờ vào việc cung cấp dịch vụ cho những người sử dụng mạng cao tuổi và đó là nguyên nhân dẫn đến việc bà Wakamiya đã gặp giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook.

Bà Wakamiya nhớ lại: "Ông ấy đã hỏi tôi đã làm gì để đảm bảo rằng những người lớn tuổi có thể sử dụng ứng dụng này. Tôi giải thích rằng tôi đã nghĩ về điều này trong chương trình của tôi khi nhận thấy những người lớn tuổi thính giác, thị lực đều kém và những ngón tay lại khó có thể hoạt động tốt."

Wakamiya thừa nhận rằng bà gặp khó khăn trong việc viết các dòng mã nhưng chính sự khát vọng tìm hiểu thêm tri thức mới đã giúp bà kiên trì tiếp tục.

Hơn 1/4 dân số Nhật Bản ở độ tuổi từ 65 trở lên, và đến năm 2055, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 40%. Chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo rằng các công dân vẫn tích cực và lành mạnh.

Một quan chức chính phủ nói: "Tôi muốn thấy tất cả những người cao tuổi Nhật Bản đều có động cơ để phấn đấu".

Wakamiya cho biết mục tiêu cuối cùng của bà là đưa ra "các ứng dụng khác có thể giải trí cho người cao tuổi, giúp truyền đạt cho giới trẻ văn hoá và truyền thống mà lớp người già chúng tôi có."

"Hầu hết những người già đã từ bỏ ý tưởng học tập, nhưng trên thực tế, một số người lại bắt đầu học lại. Điều này không chỉ tốt cho bản thân họ mà còn cho nền kinh tế của đất nước", bà Wakamiya, người đã học chơi đàn piano ở độ tuổi 75 nói.

Bà cho biết thêm: "Hàng ngày tôi bận rộn đến nỗi tôi không còn có thời gian để mà mắc bệnh hay ốm đau gì nữa".

Theo SCMP

Tin nổi bật